Có dịp cùng cán bộ, chiến sĩ của Vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 đến với huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chúng tôi thấy rõ hơn những giá trị mà Chương trình "CSB đồng hành với ngư dân" đem đến cho người dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, động viên ngư dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển.

Ông Nguyễn Văn Kiểng, ngư dân trú tại khu cảng Bến Đầm (Côn Đảo) cho biết: "Gia đình tôi gắn bó với Côn Đảo, làm ăn ở vùng biển này đến nay đã hơn 30 năm, nhiều lần gặp sóng to, gió lớn khiến sinh mạng nguy hiểm nhưng chúng tôi không bỏ nghề. Cuộc sống bám biển cũng tạm đủ trang trải, nhưng dịch Covid-19 ập đến khiến nhiều gia đình trên đảo gặp khó khăn. Trong lúc gian khó ấy, chúng tôi rất cảm động khi nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của các anh CSB”.

Cùng với nhiều suất quà thiết thực hỗ trợ bà con vượt khó khăn, trong chương trình đồng hành với ngư dân Côn Đảo lần này, món quà ý nghĩa nhất được bà con ngư dân phấn khởi đón nhận là những lá cờ Tổ quốc, những tấm ảnh Bác Hồ và túi thuốc y tế dùng để sơ, cấp cứu, do Vùng CSB 3 phối hợp với các đơn vị đồng hành trao tặng.


Đại diện Cục Chính trị Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Vùng Cảnh sát biển 3 trao cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ tặng ngư dân tại Côn Đảo.
Để giúp đỡ, động viên con em gia đình ngư dân nghèo, Vùng CSB 3 đã lồng ghép việc tặng quà với trao giải Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương”. Tại đây, 25 chiếc xe đạp, 50 suất học bổng, 100 bộ quần áo và gần 300 chiếc cặp sách đã được trao tặng các em học sinh vượt khó, học giỏi. Những quà tặng thiết thực này mang lại niềm vui lớn cho các học sinh, là niềm động viên để phụ huynh các em vững tâm theo "nghiệp biển khơi”.

Ngư dân Huỳnh Văn Sa, chủ tàu BV 60572TS chia sẻ: "Những năm qua, trong quá trình làm ăn trên biển, chúng tôi thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, ứng cứu kịp thời của các tàu CSB. Hôm nay, tôi càng xúc động và tự hào vì được nhận những món quà ý nghĩa từ các anh. Đặc biệt, ảnh Bác Hồ và những lá cờ Tổ quốc là vật thiêng liêng, nhắc nhở ngư dân chúng tôi luôn tuân thủ luật pháp và có ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình khai thác thủy sản”.

Trực tiếp tham gia chuyến công tác tại Côn Đảo lần này, Thiếu tướng Đỗ Hồng Đó, Chính ủy Vùng CSB 3, khẳng định: Có thể nói, ngư dân là "tai mắt” của CSB. Bà con rất nhanh nhạy trong việc phát giác, kịp thời tố giác các loại tội phạm hoặc tàu lạ hoạt động trên biển có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Nhờ những nguồn tin quan trọng này, lực lượng CSB đã kịp thời có mặt để ngăn chặn các hành vi trên.

Sự hiện diện của ngư dân trên những vùng biển của Tổ quốc không chỉ đơn thuần là việc khai thác, đánh bắt hải sản, mà hình ảnh con tàu với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới là biểu tượng của ý chí, nghị lực, tinh thần đoàn kết, kiên cường. Bà con ngư dân chính là những "cột mốc sống” góp phần gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Những món quà trao tới tay ngư dân hôm nay tuy không lớn, song có ý nghĩa về tinh thần và mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, đồng hành của lực lượng CSB đối với bà con, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.


                                     Theo QĐND

Các tin khác


Kiều bào với tình yêu Trường Sa

34 năm xa xứ, người cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Trường (64 tuổi, quê ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương), đang sinh sống ở thành phố Topolcony - Cộng hòa Slovakia, không ngơi nỗi nhớ quê hương. Ông đã có dịp 2 lần đi thăm Trường Sa, qua đó góp phần tuyên truyền, lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là về Trường Sa trong cộng đồng người Việt ở một số quốc gia châu Âu.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh là chủ trương nhất quán trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định những kết quả phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ mới cho giai đoạn tiếp theo, trong đó, một lần nữa khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế biển, đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Mở rộng kênh thông tin, “đưa” biển, đảo đến gần nhân dân

Vùng biển, đảo Tây Nam của Tổ quốc có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía Nam và cả nước.

Ninh Thuận khai thác tiềm năng, lợi thế về biển

Tiếp nối một trong 6 trụ cột trong Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ phê duyệt hồi năm 2020, thì phát triển kinh tế biển đa dạng, đa lĩnh vực, khai thác hết hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về biển đã được UBND tỉnh Ninh Thuận xác định rõ qua các kế hoạch đầu tư và phát triển.

Đốc thúc tiến độ công trình đường dây 220 KV vượt biển Kiên Bình-Phú Quốc

Đường dây 220 kV Kiên Bình-Phú Quốc là công trình trọng điểm, mang nhiều ý nghĩa to lớn về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài phục vụ cho phát triển của thành phố Phú Quốc.

Điện lực Trường Sa góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển đảo

Trong những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của nhân dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn xác định việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục