Thời gian qua các tàu CSB Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng CSB 4 thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát trên vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Khi gặp tàu cá ngư dân đang khai thác đánh bắt hải sản trong phạm vi gần đường phân định, các tàu CSB đã trực tiếp tiếp cận kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở để ngư dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật hành nghề trên biển.



Lực lượng Cảnh sát biển tặng cờ Tổ quốc cho bà con ngư dân xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Đại úy Nguyễn Văn Cự, thuyền trưởng Tàu CSB 4035 (BTL Vùng CSB 4) cho biết: "Chúng tôi tăng cường tuyên truyền giáo dục cho ngư dân qua kênh nghề cá mà bà con thường sử dụng. Tổ chức phát tờ rơi, gặp gỡ và tuyên truyền cho ngư dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc. Những trường hợp có xu hướng sang đánh bắt thủy sản ở vùng biển nước ngoài, chúng tôi yêu cầu bà con quay lại nên số tàu cá vi phạm có xu hướng giảm hẳn".

Với phương châm an toàn, hiệu quả, giữ vững ổn định tình hình trên vùng biển giáp ranh, BTL CSB Việt Nam đã tổ chức các biên đội tàu gồm 10 tàu CSB và tàu Kiểm ngư phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra IUU tại các vị trí phân công trên dọc đường phân định vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và một số nước. Từ tháng 1/2022 đến nay, các biên đội tàu đã tổ chức gần 140 lượt tuần tra, kiểm soát nắm tình hình khu vực, tiếp cận tuyên truyền phổ biến Luật CSB, quy định IUU cho hơn 3.500 ngư dân trên 400 tàu cá.

Nhìn chung các tàu cá Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, không chống đối lực lượng chức năng khi có yêu cầu phối hợp kiểm tra, kiểm soát. Số lượng tàu cá vi phạm IUU đã giảm hẳn so với những năm trước.

Trung tá Trịnh Minh Thắng, Hải đội trưởng, Hải đội 422, Hải đoàn 42 (BTL Vùng Csb4) cho biết: "Ý thức trách nhiệm của ngư dân thực hiện chấp hành pháp luật đã được nâng lên. Chính vì thế, khi nghe hiệu lệnh, huấn lệnh của lực lượng CSB cũng như lực lượng chức năng thì ngư dân lập tức quay trở lại vùng biển của Việt Nam đánh bắt hải sản. Với trách nhiệm của những người thực hiện pháp luật trên biển, CSB luôn nêu cao ý thức, tạo điều kiện tuyệt đối cho bà con làm ăn hợp pháp trên biển".

Nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm IUU luôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của lực lượng CSB, đặc biệt là tại các vùng biển giáp danh. Vì vậy BTL CSB Việt Nam đã thường xuyên tổ chức nhiều đoàn công tác kiểm tra, động viên, đôn đốc cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên các tàu duy trì thực hiện nghiêm việc trực sẵn sàng chiến đấu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện xử lý các vụ việc vi phạm trên biển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, an ninh biển đảo nhằm sớm chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp của ngư dân Việt Nam trên vùng biển giáp ranh trong năm 2022 theo đúng yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Với quyết tâm hạn chế tối đa đi đến chấm dứt vi phạm IUU trên vùng miền giáp ranh, trong năm 2022 BTL CSB Việt Nam đã xây dựng nhiều kế hoạch triển khai thực hiện toàn diện công tác phòng chống khai thác IUU với nhiều hình thức. Đổi mới công tác triển khai quy chế phối hợp giữa CSB và BĐBP trong việc trao đổi, bám nắm thông tin các hoạt động trên bờ, trên biển, tổ chức tuần tra kết hợp trên tàu CSB đã giúp cho công tác phòng chống IUU của cả hai lực lượng hiệu quả hơn.  

Với cách thức phối hợp mới, lực lượng CSB khi phát hiện tàu cá vi phạm đã tiến hành lập biên bản, thông tin về đất liền cho BĐBP tiến hành các hoạt động xử lý với chủ tàu cá để chủ tàu cá gọi tàu về bờ giao cho lực lượng chức năng.

Đại tá Trần Ngọc Hữu, Phó Tham mưu trưởng BTL BĐBP cho biết: "Từ đầu năm 2002 đến nay, hầu hết ngư dân của các tỉnh trước kia thường có những vi phạm về đánh bắt hải sản bất hợp pháp trên vùng miền nước ngoài đã giảm rõ rệt. Hy vọng rằng trong thời gian tới với sự vào cuộc rất quyết liệt của các địa phương và lực lượng chức năng, đặc biệt là BĐBP và CSB sẽ chấm dứt tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp trên các vùng biển nước ngoài".


                                  Theo Baotintuc

Các tin khác


Ninh Thuận khai thác tiềm năng, lợi thế về biển

Tiếp nối một trong 6 trụ cột trong Quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ phê duyệt hồi năm 2020, thì phát triển kinh tế biển đa dạng, đa lĩnh vực, khai thác hết hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về biển đã được UBND tỉnh Ninh Thuận xác định rõ qua các kế hoạch đầu tư và phát triển.

Đốc thúc tiến độ công trình đường dây 220 KV vượt biển Kiên Bình-Phú Quốc

Đường dây 220 kV Kiên Bình-Phú Quốc là công trình trọng điểm, mang nhiều ý nghĩa to lớn về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài phục vụ cho phát triển của thành phố Phú Quốc.

Điện lực Trường Sa góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế biển đảo

Trong những năm gần đây, bên cạnh nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của nhân dân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn xác định việc cung cấp điện cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Trao tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện đảo Phú Quý

Sáng 21/3, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc cho các ngư dân tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) có tàu thuyền thường xuyên tham gia đánh bắt hải sản xa bờ tại các ngư trường như Nhà giàn DK 1, Trường Sa…

Chi phí tăng, ngư dân vẫn vươn khơi bám biển

Giá nhiên liệu tăng cao, chi phí chuyến đi biển của ngư dân khai thác vùng khơi ở Phú Yên đã tăng thêm từ 15-20 triệu đồng nhưng họ vẫn khắc phục khó khăn vươn khơi bám biển, bám ngư trường, duy trì sản xuất.

34 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2022): Tri ân ''''Những người nằm lại phía chân trời''''

34 năm trước, vào ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục