Chiều 23/6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo tập trận quân sự ngày 19/6 tại khu vực nằm trong lãnh hải 12 hải lý của đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không tái diễn vi phạm tương tự".
Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng nêu quan điểm trước thông tin từ truyền thông Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc có ý định biến Biển Đông thành vùng nội thủy và Chính phủ Nhật Bản đã kháng nghị lên Ủy ban Ranh giới, thềm lục địa của Liên hợp quốc. Cùng với đó, Nhật Bản muốn sát cánh cùng các nước Đông Nam Á, châu Âu, Mỹ trong vấn đề Biển Đông.
Theo đó, lập trường của Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3/2020 lưu hành tại Liên hợp quốc. Theo đó, Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
"Việt Nam cho rằng, các nước đều chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung là duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này", Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
TheoBaotintuc
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngày Đại dương thế giới năm 2022 (ngày 8/6) có chủ đề là "Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương”, thể hiện tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức giúp hồi sinh đại dương, phục hồi các hệ sinh thái biển bị suy thoái, bảo tồn tài nguyên và môi trường biển với mục tiêu phát triển bền vững.
Chiều 6/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: Vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 5/6, tại khu vực biển cách mép phía Bắc vùng chống lấn Việt Nam - Malaysia khoảng 4,5 hải lý, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Tàu CSB 4035 phối hợp với Tổ công tác của BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện 2 tàu cá mang số hiệu TG 93979 TS và TG 92267 TS có dấu hiệu nghi vấn và đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra hành chính.
Ngày 5/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tiến hành khai mạc Triển lãm sách và Báo cáo chuyên đề về biển và hải đảo Việt Nam.
(HBĐT) - Trở về sau chuyến thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cùng đoàn công tác của tỉnh và các tỉnh, đơn vị bạn trong nước, Phó Chủ tịch TT UBMTTQ tỉnh Đặng Bích Ngọc vô cùng xúc động về hình ảnh những quân, dân ngày đêm gắn bó, canh gác, bảo vệ biển trời quê hương. Ngay khi bước lên boong tàu tàu Kiểm ngư 490 vượt sóng vươn khơi, các thành viên trong đoàn trào dâng niềm tự hào, tinh thần dân tộc. Ai cũng phóng tầm mắt ra xa, hướng về Trường Sa thân yêu và khóe mắt bỗng cay cay khi phần chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc dần hiện ra.
Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật thủy sản; tham gia phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ an ninh, trật tự và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.