Tỏi Lý Sơn được ví là "vàng trắng" bởi có nhiều giá trị về ẩm thực cũng như y học và là nông sản chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ dân sống trên đảo.


Người dân huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) sơ chế tỏi. 

Chính quyền và người dân huyện Lý Sơn đang có nhiều giải pháp phát triển nghề trồng, chế biến nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Huyện đảo Lý Sơn có diện tích gần 10km2, nhưng có đến 1/3 diện tích được trồng hành, tỏi. Tỏi không phải là cây trồng bản địa nhưng đã bén "duyên lành" với người dân trên đảo. Theo các nông hộ trồng tỏi lâu năm, cây tỏi rất phù hợp với chất đất trên đảo, tuy nhiên việc trồng tỏi cũng hỏi phải rất kỳ công. Tỏi Lý Sơn chỉ trồng được một vụ Đông-Xuân. Người dân huyện đảo đã cần mẫn xử lí nham thạch núi lửa phong hóa phối trộn với cát trắng khai thác từ biển đã tạo nên những cánh đồng trồng tỏi trù phú. Chính cách cách kết hợp thổ nhưỡng đặc biệt này đã tạo nên hương vị đặc trưng của tỏi Lý Sơn mà không nơi nào có được.

Tỏi Lý Sơn "nổi danh" bởi có mùi thơm, vị cay nhưng vẫn dịu ngọt, củ tỏi nhỏ, trắng, tép đều, hàm lượng tinh dầu có trong tỏi Lý Sơn khá cao nên được người tiêu dùng ưa chuộng dùng làm gia vị và nguồn dược liệu vô cùng quý giá dùng trong y học. Hiện nay, huyện Lý Sơn đã phát triển được hơn 300ha đất trồng tỏi. Những năm trước đây, do thói quen canh tác, lạm dụng thuốc trừ sâu, khiến năng suất không cao và chất lượng tỏi cũng bị ảnh hưởng. Thời gian gần đây nhiều nông hộ trồng tỏi đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng tỏi theo theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ giảm dần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đưa năng suất và sản lượng tăng tỏi đáng kể.

Chị Nguyễn Thị Điền, thôn Đông An Hải, huyện Lý Sơn cho biết, gia đình có gần 6 sào đất trồng tỏi theo phương pháp truyền thống. Năm 2021, chị Điền tham gia trồng tỏi sạch theo hướng hữu cơ với diện tích 2 sào mô hình do Công ty TNHH Nông Tín hỗ trợ nông dân. Theo chị Điền, tham gia mô hình trồng tỏi sạch gia đình chị được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây tỏi, do vậy năng suất vườn tỏi của gia đình chị Điền đã được nâng cao hơn so với phương pháp trồng truyền thống.

"Nếu trước đây một sào tỏi chỉ thu hoạch được 500kg, nay đã tăng lên 700kg - 800kg. Trồng tỏi không sử dụng thuốc trừ sâu nên không nhiễm chất độc hại, việc tuân thủ quy trình trồng tỏi sạch đã giúp hạn chế được lượng hoá chất dư thừa, cải thiện dinh dưỡng cho đất, cây tỏi phát triển đều, thơm ngon hơn và chất lượng sạch hơn. Niên vụ tỏi năm 2022 này gia đình tôi quyết định mở rộng thêm 1 sào đất nữa trồng tỏi sạch theo hướng hữu cơ để cũng cấp ra thị trường nhiều sản phẩm tỏi chất lượng nhất". Chị Điền nói.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, tỏi là cây trồng chủ lực trên đảo, tuy nhiên giá tỏi mỗi năm một thay đổi, do vậy cuộc sống của nông dân trồng tỏi cũng khá bấp bênh. Năm 2020, tỏi Lý Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ trao chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đã triển khai các bước phát triển, bảo vệ thương hiệu, khai thác chỉ dẫn địa lí. Trong đó, huyện Lý Sơn đã đưa mô hình trồng tỏi sạch vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện. Cùng với đó, Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đầu tư triển khai thử nghiệm trên 10 ha, hỗ trợ người nông dân sản xuất theo mô hình tỏi sạch vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022. Hiệu quả của những mùa vụ năm 2021 đem lại, đã thu hút nhiều hộ nông mở rộng diện tích trồng, tham gia vào mô hình.

"Mô hình trồng tỏi sạch là cơ hội để nông dân Lý Sơn nâng cao nhận thức, chuyển đổi phương thức canh tác, phát triển bền vững nghề trồng tỏi, tăng lợi nhuận. Huyện Lý Sơn đang kêu gọi, thu hút và hỗ trợ tối đa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân phát triển duy trì chuỗi liên kết theo hướng nông sản sạch, theo hướng hữu cơ, để tỏi Lý Sơn không còn là sản phẩm nông nghiệp đơn thuần mà cần phải được nâng cao giá trị. Mục đích cuối cùng là hướng nông dân đến trồng tỏi sạch, cung cấp cho người tiêu dùng, du khách những sản phẩm sạch, giá trị chất lượng tỏi Lý Sơn được nâng cao hơn, tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân". Chủ tịch Huyện Lý Sơn nhấn mạnh.

Hiện nay, tỏi Lý Sơn đang được bán ở mức 120.000 - 150.000 đồng/kg. Đây là mức bán cao nhất trong những năm gần đây, giúp người dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập, tăng sức đầu tư, duy trì nghề trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn cũng đang được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng như tỏi khô, rượu tỏi, tỏi đen, tỏi mồ côi có giá trị phục vụ xuất khẩu, làm quà cho khách du lịch khi đến Lý Sơn. Cùng với đó, huyện Lý Sơn cũng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng giả, trục lợi từ thương hiệu tỏi Lý Sơn.

Tỏi Lý Sơn đang khẳng định được thương hiệu là loại đặc sản thơm ngon nức tiếng trong và ngoài nước. Năm 2017, tỏi Lý Sơn đã lọt vào danh sách "Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam" của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam. Tỏi Lý Sơn là đặc sản Thiên nhiên cùng các đặc sản được vinh danh đã góp phần quảng bá nâng cao hình ảnh, vị thế, ẩm thực của Việt Nam đến bạn bè du khách trong và ngoài nước.


                                             TheoBaotintuc

Các tin khác


Vùng 2 Hải quân hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển

Trong hai ngày (15 - 16/8), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (căn cứ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận tổ chức Chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”.

Nghiên cứu, tuyên truyền về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại miền Trung- Tây Nguyên, nhiều năm qua Học viện Chính trị khu vực III còn quan tâm nghiên cứu, tuyên truyền và tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Bình Thuận: Khảo sát xây dựng tour du lịch xanh Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuyến khảo sát tour du lịch xanh tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận).

Quảng Bình: Đưa 8 thuyền viên trôi dạt trên biển vào bờ an toàn

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, khoảng 14 giờ 30 phút ngày 8/8, tàu cá QB-93206-TS với 8 thuyền viên do ông Nguyễn Thanh Phong (ở thôn Hải Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) làm thuyền trưởng gặp nạn và chìm ở khu vực cách cửa Roòn về hướng Đông Bắc khoảng 11 hải lý.

Tăng cường giải quyết vướng mắc trong quản lý, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Triển khai công tác từ nay đến cuối năm 2022 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân yêu cầu Tổng cục tăng cường hỗ trợ các địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Hướng tới phát triển nhanh, bền vững các cụm liên kết ngành kinh tế biển

Nhằm phát triển nhanh, bền vững các cụm liên kết ngành kinh tế biển tạo dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia đến năm 2030, Quy hoạch không gian biển quốc gia đang được xây dựng với quan điểm xuyên suốt là phân vùng không gian biển dựa vào hệ sinh thái, tạo cơ sở và không gian liên thông cho phát triển kinh tế - xã hội, kết nối đất liền với biển, gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng, đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục