UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Chú thích ảnh

Ngư dân khai thác thủy sản trên biển. Ảnh (tư liệu): Phạm Cường/TTXVN

Theo đó, UBND tỉnh xác định rõ nhiệm vụ trước mắt và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương về chống khai thác IUU, khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) trên địa bàn tỉnh để tập trung thực hiện đạt kết quả góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo "thẻ vàng” của EC, hướng đến xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của UBND tỉnh là kiên quyết chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân trong tỉnh vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.
 
Các đơn vị tăng cường tuyên truyền sâu rộng; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn từ cơ sở; yêu cầu 100% chủ tàu cá, thuyền trưởng hoạt động vùng khơi ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.
 
Các đơn vị theo dõi, kiểm tra, kiểm soát 24/7 đối với 100% tàu cá hoạt động tại vùng khơi thông qua hệ thống giám sát tàu cá để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tàu cá vượt ranh giới cho phép khai thác trên biển.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương. Hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) theo quy định. Các đơn vị thực hiện cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương lập danh sách các tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU theo quy định; kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến theo quy định. Đồng thời, yêu cầu chủ tàu đảm bảo thiết bị VMS hoạt động liên tục 24/24 giờ từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng; theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu cá hoạt động vùng khơi qua hệ thống giám sát tàu cá.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện việc xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đúng quy định, đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác. Các đơn vị xây dựng và tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu; phát hiện, ngăn chặn và xử phạt nghiêm 100% hành vi khai thác IUU theo quy định.

Năm 2022, các lực lượng đã xử phạt trên 400 vụ vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản. Các vi phạm khai thác thủy sản thường xảy ra nhiều như: sử dụng kích điện khai thác thủy sản; hoạt động khai thác không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn; không ghi, không nộp nhật ký khai thác/báo cáo khai thác; không khai báo khi ra vào cảng cá; tàu cá mất kết nối VMS trên biển.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Bản Mường luôn hướng về biển đảo quê hương

(HBĐT) - Trường Sa đã và đang gần lắm với người dân đất Mường. Cùng với nhân dân cả nước, thời gian qua, người dân Hòa Bình có nhiều hoạt động hướng về nơi đảo xa với niềm tự hào. Bởi nơi đảo xa ấy có nhiều cán bộ, chiến sỹ là con em đất Mường đang góp sức xây dựng và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió...

Dự báo biển góp phần phát triển kinh tế biển

Khu vực biển và ven biển với tài nguyên thiên nhiên trù phú hiện đang mang lại sinh kế cho nhiều người dân trong cả nước. Tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu, nơi đây thường xuyên hứng chịu những khắc nghiệt của thiên tai cực đoan như: Bão, nước biển dâng, triều cường, sóng lớn, xâm nhập mặn… với diễn biến ngày càng phức tạp và dị thường, đồng thời rủi ro do các loại hình thiên tai kể trên được cảnh báo sẽ có nguy cơ gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa, yêu cầu về phát triển kinh tế và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tết đầm ấm trên đảo tiền tiêu Trường Sa

(HBĐ) - Những ngày cuối năm 2022, chúng tôi cùng đoàn công tác Vùng 4 Hải quân mang quà từ đất liền ra thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sỹ (CB,CS) và Nhân dân đang công tác, sinh sống trên các đảo tiền tiêu thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Chuyến công tác ra đảo lần này, chúng tôi được bố trí theo tàu KN-490 đến các đảo: Song Tử Tây, Đá Nam, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn Đông và Sinh Tồn. Vượt hơn 1.000 hải lý trên biển, đặt chân lên đảo, gặp gỡ, chứng kiến sự kiên cường và hòa mình vào cuộc sống thường nhật cùng CB,CS, người dân, được đón Tết độc đáo, ấn tượng, đậm hơi ấm của đất liền gửi tới quân và dân Trường Sa, mang tới cho chúng tôi nhiều cảm xúc trước thềm năm mới.

Đón chào năm mới trên Quần đảo Trường Sa

(HBĐT) - Cùng với Nhân dân cả nước, cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên Quần đảo Trường Sa háo hức chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão và chào mừng năm mới 2023. Một số hình ảnh ghi nhận không khí vui xuân, đón chào năm mới của quân và dân đang công tác, sinh sống trên các đảo tiền tiêu thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thăm, chúc Tết tại tỉnh Cà Mau

Ngày 11/1, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam do Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục