Những năm qua, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân luôn duy trì có nền nếp, chất lượng, hiệu quả và hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác kỹ thuật cũng như các nội dung, mục tiêu cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuậc (VKTBKT) tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.
Kiểm tra, bảo quản tính năng pháo AK 630 trên tàu 383. Ảnh: Đặng Đồng
Kết quả đó đã góp phần quan trọng để đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Lữ đoàn 167 là đơn vị chiến đấu được trang bị nhiều tàu thuyền, vũ khí, khí tài hiện đại, đặc biệt các loại ra đa, tổ hợp tác chiến điện tử, hệ thống động lực. Qua nhiều năm khai thác, đưa vào huấn luyện, tuổi thọ, độ tin cậy, tính đồng bộ ngày càng suy giảm, tần suất hỏng hóc ngày càng tăng. Trong khi đó, vật tư, linh kiện là loại đặc chủng bảo đảm cho thay thế, sửa chữa gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm.
Từ thực trạng trên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật (BĐKT), hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng Kỹ thuật đã chủ động trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thường xuyên củng cố hệ thống cơ sở vật chất, duy trì nghiêm nền nếp, chế độ bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị; góp phần bảo đảm đúng, đủ, kịp thời VKTBKT cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất.
Thượng tá Lê Đình Nghi - Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 167 chia sẻ: "Thời gian qua, Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn rất quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật. Đáng chú ý nhất là thành lập tổ sửa chữa cơ động, thành viên của tổ chính là những cán bộ, nhân viên có chuyên môn kỹ thuật tốt trong toàn Lữ đoàn và đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”.
Những năm qua, Tổ sửa chữa cơ động Lữ đoàn 167 đã phát huy được vị trí vai trò của mình, hỗ trợ các tàu sửa chữa các hạng mục khó, hàm lượng kỹ thuật cao hoặc cơ động cùng các tàu thực hiện các nhiệm vụ khi cần thiết. Trước khi các tàu thực hiện nhiệm vụ đi biển, tổ sửa chữa của Lữ đoàn đã phối hợp với đơn vị kiểm tra nắm tình trạng VKTBKT, hệ động lực, thân vỏ tàu, vừa chủ động khắc phục những hỏng hóc trong thời gian cấp bách… Trên cơ sở đó, tổ sữa chữa đã kịp thời tham mưu cho chỉ huy Lữ đoàn bổ sung quân số, tổ sửa chữa cơ động; cấp bảo đảm các loại vật tư, kỹ thuật, sử dụng đúng chủng loại vật tư, xăng dầu, mỡ kỹ thuật cho từng trang thiết bị.
Mặt khác, Lữ đoàn đã chỉ đạo duy trì nghiêm việc thực hiện đột phá về xây dựng bộ phiếu công nghệ bảo quản dự phòng, kiểm sửa định kỳ tuần, tháng, quý… cho từng trang bị cụ thể, chi tiết, cho từng dạng tàu, định mức vật tư tiêu hao đối với từng nội dung trang bị được bảo quản. Xây dựng kế hoạch bảo quản dự phòng, kiểm sửa định kỳ, cán bộ ngành và các vị trí trưởng cùng khảo sát thực tế VKTBKT, xác định rõ nội dung công việc để đề ra biện pháp, phân công nguồn nhân lực thực hiện.
Toàn Lữ đoàn thực hiện nghiêm giờ kỹ thuật trong ngày, ngày kỹ thuật trong tuần, tháng, chế độ sấy, kiểm tra VKTBKT buổi sáng… Đồng thời, hàng Quý Lữ đoàn tổ chức rút kinh nghiệm công tác bảo quản, kiểm sửa nhằm khắc phục những khâu yếu, mặt yếu còn tồn tại đồng thời xây dựng nền nếp công tác kỹ thuật chính quy, an toàn.
Song song với đó, việc đẩy mạnh phong trào "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” cho thấy phong trào học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của Lữ đoàn đã được nâng lên rất nhiều. Cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Lữ đoàn đã tích cực nghiên cứu, chế tạo thành công một số linh kiện, vật tư thường xuyên hư hỏng trong quá trình khai thác sử dụng. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, đơn vị có hơn 30 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được triển khai thực hiện hiệu quả, nhiều sáng kiến được lựa chọn tham gia thi cấp Vùng và Quân chủng kết quả cao.
Một trong những người nắm trong tay nhiều sáng kiến kỹ thuật khó, với hàm lượng chất xám cao đó là Trung tá Đặng Văn Hiếu - Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Lữ đoàn. Anh Hiếu chia sẻ "Theo đánh của cơ quan chuyên môn cấp trên, đa phần các sáng kiến của tôi có tính ứng dụng cao, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện chiến đấu, cải thiện về mặt kinh tế. Nội dung tập trung vào nâng cao chất lượng công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT đáp ứng tốt yêu cầu BĐKT cho trang bị của đơn vị”.
Qua phong trào thi đua đã có một số sáng kiến cải tiến kỹ thuật cao như: Thiết bị kiểm soát quá trình khởi động của động cơ tua bin khí; Bo mạch điều khiển điều hòa KЛИMAT; Sử dụng nước ngọt làm mát cho máy nén khí; Thiết bị kiểm tra đường truyền; thiết bị đo và điện trở thuần các nhiệt ngẫu động cơ tua bin; bộ tín hiệu báo áp lực nước biển làm mát máy phụ…
Tuy điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn nhiều khó khăn, song đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của Lữ đoàn 167 đã tích cực, phát huy tốt khả năng, nội lực nghiên cứu ra nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có chất lượng bảo đảm cho các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất của Lữ đoàn, trọng tâm là sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu, tuần tra, trinh sát bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng của Tổ quốc.
Với những kết quả đạt được, Lữ đoàn 167 Hải quân luôn là điểm sáng trong vấn đề BĐKT và phong trào "Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” của Vùng 2 nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung.
TheoBaotintuc
Với 530 kiều bào trong 10 hải trình may mắn được đặt chân lên Trường Sa, ngắm biển trời Tổ quốc, những chuyến thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa như một giấc mơ có thật.
Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thanh Hóa không xảy ra trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý; đồng thời, cũng không có tàu cá trong danh sách tàu cá vi phạm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Sáng 27/5, tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang, tổ chức chung kết Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương” cho 100 học sinh là đại diện các Trường Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện Châu Thành.
Việc lắp đặt phao đèn báo hiệu tại các thực thể ở quần đảo Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, vì vậy không có giá trị pháp lý.
Ngày 25/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 cùng các tàu hải cảnh, tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Từ ngày 22 - 25/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang phối hợp với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị tuyên truyền biển, đảo tại các trường trên địa bàn tỉnh, thu hút sự tham gia của khoảng 4.000 học sinh đến từ 7 trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.