Chiều 27/6, tại TP Thanh Hóa, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ký kết chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.
Các đại biểu tham dự lễ ký kết.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Xuân - Phó Chính ủy BTL Cảnh sát biển Việt Nam: Quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Trung ương Đảng (Khóa XI); Nghị quyết số 49-NQ/QUTW, ngày 26/1/2015 của Quân ủy Trung ương về "Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Quân đội trong tình hình mới”. Chương trình cũng nhằm cụ thể hóa Pháp lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (nay là Luật Cảnh sát biển Việt Nam); xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn.
Từ tháng 3/2017, Cảnh sát biển Việt Nam đã triển khai mô hình công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, đến tháng 6/2019, mô hình được nâng cấp thành Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận"Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.
Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” gồm 5 nội dung chính: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Tham gia xây dựng địa bàn an toàn, hệ thống chính trị vững mạnh. Hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân. Hỗ trợ, giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Thực hiện nhiệm vụ huy động và giao nhận nhân lực, phương tiện, tàu thuyền dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Đến nay, qua 6 năm thực hiện chương trình, Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp tuyên truyền cho 128.000 lượt nhân dân, ngư dân; cấp phát hơn 27.670 sách pháp luật, 311.000 tờ rơi tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chống khai thác IUU; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự, an toàn biển, đảo.
Huy động các nguồn lực từ Cảnh sát biển Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ, tài trợ với tổng giá trị trên 51 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội (thăm, tặng quà trên 21.000 gia đình chính sách, ngư dân nghèo. Tặng 1.380 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó, nhận đỡ đầu 29 cháu học sinh nghèo học giỏi đến năm 18 tuổi với số tiền 1 triệu đồng/tháng. Khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 7.700 gia đình chính sách, ngư dân; tặng ngư dân trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm…). Đồng thời, dù ở bất cứ vùng biển nào của Tổ quốc, Cảnh sát biển Việt Nam cũng không quản khó khăn, gian khổ, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, coi đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là "Mệnh lệnh từ trái tim” (trong 6 năm qua Cảnh sát biển Việt Nam đã cứu hộ, cứu nạn thành công 96 phương tiện tàu thuyền, 1.082 ngư dân).
Với mong muốn tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên các địa bàn ven biển nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Cảnh sát biển Việt Nam trong tình hình mới; tích cực tham gia, phối hợp với địa phương thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ nhân dân (ngư dân) phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là trên các địa bàn đặc biệt khó khăn.
Năm 2023, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển tiếp tục ký kết với các tỉnh, thành ven biển còn lại trong cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa là tỉnh thành thứ 25.
Tại Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa; Cảnh sát biển Việt Nam trao tặng 200 suất quà (trị giá 1 triệu/suất) tới các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc, tôn giáo, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Thanh Hóa.
Đến nay, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện với 24 Ban Thường vụ tỉnh uỷ, thành ủy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vùng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Ninh Bình, TP. Hồ Chí Minh, Phú Yên, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Nam Định, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang).
TheoBaotintuc
Trong hai ngày 13 - 14/6, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngư dân khi tham gia khai thác hải sản trên biển; đồng thời động viên, hỗ trợ ngư dân bám biển làm kinh tế gắn với ý thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Thông tin từ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho hay, từ đầu năm đến nay đã cảnh báo, yêu cầu 127 tàu cá hoạt động gần ranh giới vùng biển giữa Việt Nam với các nước, không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Những năm qua, Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân luôn duy trì có nền nếp, chất lượng, hiệu quả và hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác kỹ thuật cũng như các nội dung, mục tiêu cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuậc (VKTBKT) tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.
Sáng 12/6, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm) đã đưa thuyền viên Nguyễn Tiến Sỹ gặp nạn trên biển về đến Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.
Trong 10 hải trình đưa kiều bào ở xa Tổ quốc về với biển đảo quê hương, không ít người Việt trẻ đã trở về và được đặt chân lên Trường Sa.
Thực hiện kế hoạch cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đến tháng 5/2023, các cấp, ngành chức năng tại các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long không ngừng đẩy mạnh triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, tích cực trong ngăn chặn hành vi khai thác hải sản trái phép.