Thiếu tá Lê Văn Hiệu, Chỉ huy trưởng Trung tâm dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa (Khánh Hòa) cho biết, lúc 7 giờ ngày 2/9 trung tâm nhận được tin tàu cá PY 90451 TS của tỉnh Phú Yên đang khai thác hải sản ở Tây Nam đảo Sinh Tồn 22 hải lý gặp sự cố cần ứng cứu.
Tàu cá PY 90451 TS được đưa vào đảo Sinh Tồn sửa chữa kịp thời.
Tàu cá PY 90451 TS do ông Nguyễn Văn Sanh, ở Khu phố 6, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên làm thuyền trưởng, đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống trên quần đảo Trường Sa thì bị sự cố trục chân vịt. Lúc đó tình hình thời tiết gió Tây Nam cấp 5, cấp 6. Trên tàu có 5 ngư dân làm nghề câu cá ngừ đại dương. Thuyền trưởng đã liên hệ với Trung tâm dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn để hỗ trợ và khắc phục sự cố.
Ngay khi nhận được tín hiệu nhờ giúp đỡ, Trung tâm dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn đã tổ chức tiếp nhận và hướng dẫn tàu cá PY 90451 TS. Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày tàu cá cập cảng âu tàu an toàn. Qua khảo sát tình trạng máy móc của tàu cá PY 90451 TS, phát hiện gãy trục chân vịt máy chính. Đến 16 giờ cùng ngày, với việc khẩn trương, các thợ sửa chữa của Trung tâm dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn đã khắc phục sửa chữa thành công sự cố trục chân vịt tàu cá PY 90451 TS. Dự kiến, thời tiết ổn định, tàu cá PY 90451 TS sẽ tiếp tục ra khơi để khai thác hải sản.
Sau khi đã khắc phục thành công, Trung tâm dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Sinh Tồn hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết với 5kg thịt lợn, 10kg rau củ quả, 1.000 lít nước ngọt.
Theo Báo Tin tức
Ngày 27/8, tại buổi gặp gỡ và tiếp xúc với người dân xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn (hay còn gọi là đảo Cù lao xanh), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã yêu cầu các phương tiện khẩn trương nâng cấp, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để người dân xã đảo Nhơn Châu có thể thuận tiện "tiếp cận" với đất liền.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có bờ biển dài 192km với vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km2 nên giàu tiềm năng về kinh tế; trong đó có ngành công nghiệp năng lượng, nhất là nhiệt điện và năng lượng tái tạo (điện LNG, điện gió, điện mặt trời, đặc biệt điện gió ngoài khơi).
Nhận thấy địa phương có thế mạnh về nguồn lợi nuôi trồng thuỷ sản, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng bè kết hợp phát triển du lịch, mang lại nguồn thu lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tại địa phương. Điển hình có hộ gia đình ông Trần Quốc Trung (sinh năm 1970), ngụ ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu.
Phó Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đơn vị đã hoàn thành việc lập Hồ sơ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ để trình Hội đồng thẩm định quy hoạch; đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 5 cảng cá và 1 khu tránh trú bão được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản. Có một cảng cá đã bị đưa ra khỏi danh sách cảng chỉ định do vi phạm trong xác nhận nguyên liệu.
Mô hình "Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” được Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và các đơn vị Hải quân trên địa bàn phối hợp triển khai nhằm góp phần giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng các gia đình ngư dân, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.