Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 689-NQ/QUTW, ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, hai lực lượng đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc - Kiên Giang là Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 và Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân luôn hoàn thành tốt và xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện chương trình "Hải Quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”. Ảnh: Thanh Sang/TTXVN
Xác định phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là hình ảnh, phẩm chất cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", 10 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã điều động 69 lượt tàu, xuồng kịp thời cấp cứu, cứu nạn 127 ngư dân, hỗ trợ y tế cho 25 ngư dân, cứu kéo thành công 14 phương tiện bị nạn trên biển. Ngoài ra, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 còn tham gia các hoạt động giúp đỡ nhân dân trên địa bàn thành phố Phú Quốc trong đợt lụt năm 2019 và chữa cháy rừng mùa khô năm 2024, cùng các hoạt động khác đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt, được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng, yêu mến, đánh giá cao.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 đã điều động 9.282 lượt cán bộ, chiến sĩ, 145 lượt phương tiện tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn 146 vụ. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 đã không quản khó khăn, hiểm nguy kịp thời dập tắt cháy rừng (hơn 200 ha); cứu vớt được 43 lượt ngư dân, 55 phương tiện gặp nạn trên biển. Qua đó, góp phần giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn đóng quân.
Đại tá Nguyễn Thái Dương, Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, thời gian tới, đơn vị tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên gắn với xây dựng, rèn luyện bản lĩnh, ý chí quyết tâm, cùng tinh thần khắc phục khó khăn, gian khổ cho cán bộ, chiến sĩ. Đơn vị sẽ tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập thuần thục các phương án ứng phó thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn theo hướng chuyên sâu, sát thực tế; nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, hiệp đồng xử trí các tình huống, kỹ năng sử dụng trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho cán bộ, chiến sĩ. Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 duy trì nghiêm chế độ, nền nếp trực cứu hộ, cứu nạn 24/24 giờ, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình trên địa bàn và các khu vực biển được phân công quản lý; bảo đảm lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ" với tư tưởng chỉ đạo "chủ động phòng, chống, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính".
Đơn vị tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng hiệp đồng thực hiện tốt các nhiệm vụ, xử trí linh hoạt, hiệu quả các tình huống xảy ra, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, đồng hành với ngư dân để họ yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Theo Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 5 Hải quân, hoạt động nổi bật nhất thời gian qua của đơn vị là đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên địa bàn về các biện pháp phòng tránh, ứng phó với sự cố, thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn. Đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống cháy nổ, cháy rừng chặt chẽ, nghiêm túc, sát với tình hình thực tế.
Vùng 5 Hải quân thường xuyên luyện tập các phương án ứng phó với sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong ứng phó với sự cố, thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn; đầu tư, mua sắm, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh…
Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan cho biết, để thực hiện tốt công tác này, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tiếp tục quán triệt, triển khai tốt Nghị quyết số 689 của Quân ủy Trung ương và nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng Hải quân về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn. Các đơn vị chủ động chuẩn bị tốt nhân lực, phương tiện, vật chất hậu cần, kỹ thuật; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các lực lượng đóng quân trên địa bàn ứng phó hiệu quả với các sự cố, thiên tai, thảm họa... không để xảy ra mất an toàn trong mọi hoạt động. Các đơn vị kịp thời đề nghị cấp trên biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo TTXVN
Ngày 2/7, tại thành phố Nha Trang, Hội Luật gia Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa khai mạc Tuần lễ trưng bày ảnh với chủ đề "Luật gia Việt Nam với biển, đảo quê hương” lần thứ 5.
Trong 6 ngày (từ ngày 25 - 30/6), Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân đã ra kiểm tra quần đảo Trường Sa.
Lúc 8 giờ ngày 27/6, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần - Kỹ thuật đảo Trường Sa, thuộc Hải đoàn 129 (Quân chủng Hải quân) đã hướng dẫn tàu cá Bình Định BĐ 985353TS gặp sự cố máy chính vào âu tàu đảo Trường Sa để sửa chữa khắc phục. Đến 17 giờ, tàu cá đã rời âu tàu, tiếp tục đi khai thác hải sản.
Chống Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển bền vững ngành thủy sản của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Vào lúc 15 giờ 45 phút ngày 23/6, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức cứu kéo thành công tàu cá Kiên Giang số hiệu KG 1725 TS ra khỏi nơi mắc cạn.
Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.