(HBĐT) - Ngày 5/6/1911, Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành giã từ mái trường Dục Thanh (Phan Thiết) vào Sài Gòn. Mới 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng với cái tên Văn Ba, lên làm đầu bếp trên chiếc tàu đô đốc Amiral Latouche Tréville của Pháp.

 



Tàu Amiral Latouche Tréville, con tàu đã đưa người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng Sài Gòn.

Lên tàu hướng về nước Pháp để làm quen với nền văn minh Pháp, tìm hiểu sự thật về tự do bình đẳng bác ái. Hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo ngoài lòng yêu nước, tinh thần dân tộc còn là những tri thức văn hóa sâu rộng có hệ thống và rất căn bản, trong đó có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp.

Sự ra đi, một chuyến đi trở thành một dấu son trong lịch sử dân tộc mà Người khởi đầu cho một phong cách tiếp xúc Đông - Tây mới mẻ mà đương thời chưa ai làm được.

Trên con tàu đô đốc Latouche Trévilla lênh đênh bốn bể năm châu và từ đó dấn mình vào đội ngũ quốc tế của giai cấp vô sản.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ/ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương/ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/ Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! (Chế Lan Viên)

Ở tuổi 21, Anh thanh niên sang Pháp, nơi thường nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Trong lòng Anh thanh niên Nguyễn Tất Thành có ước mong cháy bỏng "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc. (Chế Lan Viên)

Anh thanh niên bôn ba, lầm than nơi phương trời, góc bể lòng vẫn nuôi một chí lớn, một hy vọng:

Khi mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông/ Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/ Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/ Sao vàng bay theo liềm búa công nông. (Chế Lan Viên)

Tám năm sau, tháng 6/1919 với danh xưng Nguyễn Ái Quốc đã gửi yêu sách 8 điểm. Cũng năm đó, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 8/7/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva với tư cách là đại biểu Đông Dương. Ngày 21/6/1925, Người sáng lập, ra mắt số báo đầu tiên tờ Báo Thanh Niên. Sau này trở thành ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tại các cuộc hội nghị này, Người đã tiếp xúc đến Luận cương của Đảng Cộng sản:

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Và trong lòng Người dạt dào lòng tin mà niềm vui vô bờ bến:

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/ Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi/ Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. (Chế Lan Viên)

Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, mùa xuân 1941, Người trở về Tổ quốc:

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt/ Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi/ Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.(Chế Lan Viên)

Đã 110 năm kỷ niệm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, một chuyến đi sáng ngời lịch sử. Chuyến đi đã đem đất nước ta, dân tộc ngẩng cao đầu như lời Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nêu trong diễn văn: "Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.


Văn song (TTV)


Các tin khác


Diễn đàn chủ nhật: Lá phiếu và trách nhiệm

(HBĐT) - Tháng 5 này, chúng ta kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đúng thời điểm cả nước tưng bừng bước vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tăng cường truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

(HBĐT) - Ngày 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông.

Huyện Lạc Thủy: Bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ hiệu quả công tác chuẩn bị bầu cử

(HBĐT) - Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo và Ủy ban Bầu cử từ huyện đến xã, thị trấn, sự vào cuộc tích cực của MTTQ và ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của cử tri và các tầng lớp Nhân dân, đến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của huyện Lạc Thuỷ được triển khai đảm bảo tiến độ, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Kỳ tích của thời đại Hồ Chí Minh

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De castries. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, anh dũng của quân, dân ta và là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ấm áp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Trong lịch sử quan hệ Việt - Lào, hình tượng "hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” đã trở thành một trong những biểu tượng của tình hữu nghị cao đẹp, thủy chung và trong sáng, tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chia sẻ, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào anh em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục