Gắn bó mật thiết với nhân dân là phẩm chất cốt lõi thể hiện bản chất, sức sống của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại”(1).
Nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh vô tận và vô địch của Đảng. Nắm được sức mạnh của lòng dân, có được sự ủng hộ của nhân dân là vũ khí tối ưu trên mọi trận tuyến chống các thế lực thù địch, phản động.
Trái lòng dân là mất tất cả
Có thể khẳng định, trải qua các thời kỳ phát triển của Đảng, việc xây dựng mối liên hệ, gắn bó với nhân dân luôn được Đảng coi trọng. Đảng thường xuyên khẳng định cần gắn bó mật thiết với nhân dân, coi đây là cội nguồn sức mạnh, nhân tố làm nên thắng lợi của Đảng, của sự nghiệp cách mạng. Đến Đại hội X (2006), trước yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Đảng chính thức nâng vấn đề này lên thành nguyên tắc và ghi vào trong Điều lệ Đảng: "Đảng phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân". Đây thực sự là một bước ngoặt, đánh dấu nhận thức mới của Đảng đối với mối quan hệ Đảng với nhân dân trong tình hình mới.
Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân có vai trò to lớn không chỉ đối với bản thân Đảng, mà còn có ý nghĩa, tác dụng to lớn đối với các tầng lớp nhân dân, đối với Nhà nước và các đoàn thể nhân dân do Đảng lãnh đạo. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, "Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Gắn bó mật thiết với nhân dân trở thành quy luật tồn tại và phát triển của Đảng.
Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân xuất phát từ yêu cầu của đảng cầm quyền: Đảng muốn giữ được vị trí cầm quyền phải giữ được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhân dân là đối tượng lãnh đạo của Đảng. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Vì thế, mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân tạo nên sức mạnh của Đảng, duy trì và củng cố vững chắc địa vị cầm quyền của Đảng. Từ thực tiễn sinh động, từ phong trào quần chúng, Đảng hoạch định, xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách. Những sáng kiến đóng góp của quần chúng giúp Đảng đề ra được đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân. Khi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được ban hành, chính nhân dân là người thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đó. Mục tiêu, đường lối của Đảng chỉ có thể trở thành thực tiễn trong đời sống của nhân dân khi Đảng huy động được mọi nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình và tự giác thực hiện. Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân góp phần trực tiếp khơi dậy nguồn nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực dồi dào của nhân dân, nhân lên thành sức mạnh để hiện thực hóa lợi ích của nhân dân.
Quang cảnh phiên bế mạc Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Ảnh: nhandan.com.vn
Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, quan điểm "dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị được nâng cao; coi trọng việc lắng nghe, nắm tình hình và giải quyết những nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề bức xúc của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Trong 5 năm qua, các cấp ủy đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị-xã hội tổ chức hơn 90.000 hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân; MTTQ, tổ chức chính trị-xã hội các cấp và nhân dân đã có hơn 32.000 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Một trong những bài học kinh nghiệm được Đảng ta rút ra từ những thành công của quá trình đổi mới, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII là: "Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Đó chính là nguyên nhân quan trọng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, thu được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội. Nhiều lĩnh vực để lại dấu ấn nổi bật như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, chống tham nhũng, lãng phí...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: "Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
"Bệnh” xa dân còn nặng
Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân ai cũng thấy đúng, thấy quan trọng, cần thiết, nhưng trong thực tế vận hành nguyên tắc thì còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm. Nghị quyết Đại hội XIII xác định: "Công tác dân vận có nơi, có lúc còn hạn chế; một số cấp ủy, tổ chức đảng còn xem nhẹ công tác dân vận; việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa bàn phức tạp chưa kịp thời, sâu sát. Công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và trách nhiệm của nhân dân còn một số bất cập. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập hợp, phát triển đoàn viên, hội viên; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân ở một số nơi chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”(2).
Không ít cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở chưa quan tâm, chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chưa giải quyết triệt để những bức xúc chính đáng của nhân dân, vẫn để xảy ra những "điểm nóng” về chính trị-xã hội. Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực vẫn ở tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” khiến người dân có cảm giác "quan ở xa, bản nha ở gần”. Các tổ chức chính trị-xã hội hoạt động còn nặng về hành chính, chưa thực sự thu hút, lôi cuốn quần chúng. Cán bộ làm công tác ở MTTQ các cấp còn bị xem nhẹ, chưa có cơ chế hoạt động hiệu quả, chưa có nhiều cán bộ giỏi đam mê làm công tác này. Tinh thần phục vụ nhân dân của không ít cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính chưa tốt; công tác cải cách hành chính còn chậm. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn nặng về hình thức. Cấp ủy, tổ chức đảng ở một số nơi chưa thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên chưa bám sát đời sống một bộ phận nhân dân gặp khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, công nhân lao động ở các khu công nghiệp...
Một bộ phận cán bộ, đảng viên vô cảm trước khó khăn, bức xúc của nhân dân. Trong xã hội đang hình thành một tầng lớp thượng lưu "đặc quyền, đặc lợi”, sống xa xỉ, hưởng lạc, xa cách nhân dân lao động, trong đó có cả đảng viên hoặc vợ con của những đảng viên là cán bộ cấp cao. Một số cấp ủy, tổ chức đảng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết thiếu khoa học, thiếu dân chủ, không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII cho rằng: "Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường(3).
Những giải pháp gần dân
Đại hội XIII của Đảng với quan điểm "kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng” đã xác định: "Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đột phá trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo chúng tôi, triển khai nhiệm vụ, giải pháp này cần thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:
Một là, cấp ủy các cấp tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự "trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”.
Hai là, hoàn thiện thể chế "Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân”; trong đó cụ thể hóa các quy định về bí thư cấp ủy định kỳ tiếp xúc, đối thoại với quần chúng nhân dân; quy định về vai trò của quần chúng nhân dân trong giám sát, quản lý, đánh giá đội ngũ cán bộ; tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Trong kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm, nhất định phải có phần kiểm điểm, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của đảng viên.
Bốn là, cấp ủy các cấp, nhất là Trung ương Đảng tăng cường công tác nắm bắt, nắm chắc lòng dân với các chỉ số đo lường trung thực, chính xác. Có nắm chắc lòng dân thì mới có giải pháp, biện pháp kịp thời củng cố, nâng cao sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Chính điều đó giúp Đảng ta luôn xứng đáng là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân và của cả dân tộc. Nội dung này, chúng tôi xin được gửi đến bạn đọc trong bài viết tiếp theo.
(còn nữa)
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, 2011, t.10, tr.63
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, t.2, tr.205-206.
Theo QĐND
(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của BCH T.Ư Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ (NQ 26) xác định rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương: Từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 25 - 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; từ 20 - 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.
(HBĐT) - Theo báo cáo về tình hình triển khai và giải ngân dự án đường vào khu công nghiệp (KCN) Yên Quang (TP Hòa Bình) do Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh làm chủ đầu tư cho biết, vốn đầu tư công (ĐTC) được giao năm 2021 là 13 tỷ đồng, tiến độ giải ngân đến hết tháng 8 đạt 8,76 tỷ đồng, dự kiến năm 2021 sẽ vượt tiến độ giải ngân được giao (do khối lượng thi công được nghiệm thu đã vượt 16 tỷ đồng). Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng (GPMB), hiện mới giải phóng được khoảng 32,45% diện tích của dự án.
Trong thời gian vừa qua, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine cho người dân nhằm tạo ra lá chắn hiệu quả trong việc đẩy lùi đại dịch Covid-19. Tất cả các loại vaccine đang triển khai đều được Bộ Y tế cấp phép sử dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Văn học, nghệ thuật chính thống của một chế độ xã hội bao giờ cũng phục tùng, phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ xã hội ấy. Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rõ ràng: Văn học, nghệ thuật không thể đứng ngoài chính trị, không thể tách khỏi sự lãnh đạo của giai cấp cầm quyền. Đó là quy luật. Ấy vậy mà, một số người, nhóm người vẫn cố tình đi ngược lại quy luật khách quan đó.
(HBĐT) - Năm 2019, trên cơ sở định hướng, hướng dẫn của T.Ư Đoàn, Tỉnh Đoàn đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) lý luận trẻ tỉnh. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng lực lượng nòng cốt để trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền thông tin tích cực, chính thống và đấu tranh phản bác thông tin sai trái, thù địch của Đoàn Thanh niên. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập thêm 6 CLB lý luận trẻ cấp huyện với 56 thành viên.
(HBĐT) - Trong những năm qua Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy luôn quan tâm quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, quy định, hướng dẫn của T.Ư về công tác cán bộ, nhất là công tác cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Đảng theo Thông báo số 312-TB/TW, ngày 9/3/2010 của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác KT, GS và luân chuyển lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp sang công tác ở các ngành, các cấp.