Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) bổ sung quy định "Không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".

Sáng 28/3, đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại báo cáo số 87/BC-CP, Chính phủ đề nghị cần có quy định chặt chẽ hơn về việc cho phép khai thác, sử dụng và phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong đời sống xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng.

Quy định này nhằm vừa bảo đảm tính pháp lý, giữ gìn sự trang trọng, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng nhu cầu phổ biến đến nhân dân, hội nhập quốc tế và nhu cầu thực tiễn. Qua nghiên cứu, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản thống nhất với sự cần thiết bổ sung quy định này.

Tuy nhiên, về nội dung cụ thể Chính phủ đề nghị bổ sung trong dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy quy định "Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật" là nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật, hơn nữa cũng không phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ nên đề nghị không bổ sung vào Điều 7.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Ghi nhận một phần ý kiến của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: "Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành phương án không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Một số ý kiến khác tán thành thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này và đề nghị quy định lộ trình thực hiện.

"Tiếp thu ý kiến đa số ĐBQH, nội dung này xin được giữ như quy định của luật hiện hành", ông Tùng nói.

Bày tỏ đồng tình, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đánh giá cao việc Chính phủ kịp thời bổ sung nội dung trên vào dự thảo luật lần này vì vừa qua trên thực tế cũng có vấn đề phát sinh. 

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) băn khoăn phương án được tiếp thu, chỉnh lý đã giải quyết được thực tiễn hay không.

"Vụ việc vừa qua chúng ta không được nghe Quốc ca Việt Nam, qua rà soát thấy lỗ hổng pháp lý khá lớn khi chưa có văn bản nào quy định về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Việc sửa luật lần này nên chăng cần xử lý. Thẩm quyền quy định sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không ai phù hợp hơn Chính phủ nên giao Chính phủ quy định vì hiện chưa giao ai được quy định hướng dẫn sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca" – ông Long đề xuất. 


Đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang)

Phân tích sâu hơn nội dung này, đại biểu Lê Minh Nam (đoàn Hậu Giang) cho biết hệ thống văn bản quy định hiện nay chủ yếu liên quan xử lý hành vi xâm phạm. 

Ông Lê Minh Nam cũng dẫn thực tế vừa qua có một số vụ việc liên quan Quốc kỳ, Quốc ca trên không gian mạng gây bức xúc, ảnh hưởng hình ảnh quốc gia, thậm chí xúc phạm nên luật cần có giải pháp giải quyết. 

Dưới góc độ bản quyền, đại biểu cho rằng, nếu không quy định cụ thể quyền liên quan thì xảy ra trường hợp nhân danh sáng tạo nghệ thuật, có quyền liên quan để cản trở, xúc phạm cũng như ngăn cản việc phổ biến, tiếp cận Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Sổ tay người giám sát: Liêm chính trong thực thi nhiệm vụ, công vụ

(HBĐT) - Có các giải pháp cụ thể, quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết trúng các điểm nghẽn đang gây cản trở. Cần thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đổi mới công tác tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân

(HBĐT) - "Công tác tiếp xúc, đối thoại (TX, ĐT) của hệ thống chính trị và công tác dân vận chính quyền (DVCQ) nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác DVCQ, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, vấn đề thực tiễn đặt ra, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, đưa nhanh nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp vào cuộc sống" - đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cho biết.

Văn hóa trong Đảng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức

Đảng càng văn minh, nhân văn, càng phải lấy văn hóa làm nền tảng. Khi nói văn hóa làm nền tảng cho công việc xây dựng Đảng tức là chủ yếu nói đến văn hóa trong chính trị, trong nhân cách của cán bộ, đảng viên.

Kiên trì bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng trong tình hình hiện nay

Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn, sâu sắc bản chất cách mạng, phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, Cương lĩnh, đường lối đó đứng vững và được hiện thực hóa, có khả năng chống lại mọi sự xuyên tạc và chống phá của các thế lực thù địch cả về lý luận và thực tiễn.

Phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng sử dụng không gian mạng để hoạt động chống phá

(HBĐT) - Qua thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT), các cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Nghiêm (sinh năm 1963), trú tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) đã đăng ký, quản lý, sử dụng nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội (MXH) để đăng, chia sẻ bài viết và các video thể hiện quan điểm cá nhân về tình hình chính trị của đất nước và nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội. Trong đó, 31 video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sáng 1/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương tổ chức phát động Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục