(HBĐT) - Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT) trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên LLCT. Do đó, thực hiện Đề án số 06 - ĐA/TU, ngày 29/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới của BTV Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh đã rà soát đội ngũ cán bộ, giảng viên (CB,GV) để xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2025-2030; cử nhiều lượt CB,GV tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, về chuyên môn, nhà trường có 55% CB,GV có trình độ thạc sỹ; về LLCT có 41% CB,GV trình độ cao cấp LLCT. 100% CB,GV nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về vị trí việc làm theo quy định hiện hành.
Thường trực Thành ủy Hòa Bình trao đổi cùng đội ngũ cấp ủy các xã, phường và cán bộ Trung tâm Chính trị thành phố về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT.
Ngoài ra, tổng số biên chế tại 10 Trung tâm chính trị huyện, thành phố có 28 đồng chí. Trong đó, về trình độ chuyên môn có 1 thạc sỹ, 27 cử nhân; 13 đồng chí trình độ cao cấp LLCT, 15 đồng chí trình độ trung cấp LLCT. Tổng số giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm nhiệm toàn tỉnh là 118 đồng chí. Trong đó, có 25 đồng chí trình độ thạc sỹ, 96 đồng chí trình độ cao cấp LLCT.
Đồng chí Nguyễn Trọng Khiêm, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cho biết: Năm qua, Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm chính trị các huyện, thành phố đã tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, kết hợp hài hòa giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại. Trường Chính trị tỉnh đã triển khai 1 đề tài khoa học cấp tỉnh, 3 đề tài khoa học cấp trường. Nội dung các đề tài được giao và lựa chọn hướng tới mục tiêu kịp thời giải quyết những khó khăn, bất cập trong hoạt động công tác Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn cho đội ngũ CB,GV nhà trường. Nhà trường đã tổ chức 3 hội thảo khoa học cấp trường chủ đề gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị và kết quả hoạt động nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của đội ngũ CB,GV.
Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy đã chỉ đạo Trung tâm chính trị lựa chọn các đồng chí có năng lực, sở trường để phân công giảng dạy đối với giảng viên chuyên trách và mời giảng viên kiêm nhiệm. Thông qua hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, thăm lớp, dự giờ, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tham gia hội thi giảng viên… để giảng viên được cập kiến thức thường xuyên, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố cũng đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ các khâu nghiên cứu, soạn giáo án và lên lớp. 100% giảng viên sử dụng giáo án điện tử; kết hợp giữa phương pháp thuyết trình truyền thống và các phương pháp giảng dạy tích cực. Tăng cường hoạt động trao đổi, thảo luận trong giờ học, tự nghiên cứu ngoài giờ học về những vấn đề thực tiễn, phát huy tích cực của cả giảng viên và học viên. Qua ý kiến đánh giá của học viên, các giờ giảng có nhiều chuyển biến tích cực; qua dự giờ, đánh giá, xếp loại 100% giờ giảng đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo công tác "dạy tốt, học tốt” LLCT; việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định; cơ chế khuyến khích với đội ngũ giảng viên được quan tâm. Từ nâng cao chất lượng đội ngũ, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, kết quả công tác giảng dạy LLCT có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, đối với đào tạo cao cấp LLCT hệ tập trung, trong năm 2021, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp nhận 20 học viên tốt nghiệp cao cấp LLCT tại các Học viện trở về cơ quan, đơn vị, địa phương công tác; cử 40 cán bộ, công chức đi đào tạo cao cấp LLCT tại các Học viện. Năm 2022 chọn cử 41 đồng chí đi học cao cấp LLCT hệ tập trung. Hệ không tập trung đã tổ chức bế giảng 2 lớp khóa học 2019 - 2021, 2021 - 2023 với 135 học viên; phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I khai giảng lớp cao cấp LLCT hệ không tập trung tại Trường Chính trị tỉnh khóa 2022-2024 với 50 học viên. Đối với nhiệm vụ đào tạo trung cấp LLCT, trong 2 năm 2021 - 2022 đã mở 25 lớp với 1.507 học viên và mở 18 lớp sơ cấp LLCT với 887 học viên.
Cũng trong 2 năm qua, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố và Đảng ủy Quân sự, Đảng ủy Công an tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức 730 lớp với 45.767 học viên bồi dưỡng cấp ủy và bí thư chi bộ; đảng viên mới, quần chúng ưu tú, cán bộ đoàn thể… Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng như năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng...
Dương Liễu
(HBĐT) - Hiện nay, việc tuyên truyền, chống phá của thế lực thù địch, phản động chủ yếu được thực hiện trên các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội. Chúng lập ra nhiều trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người có sức ảnh hưởng lớn… để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, hạ uy tín, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đưa lên internet và mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng. Nếu người dân không tự trang bị cho mình khả năng "phòng vệ trước thông tin xấu, độc” sẽ rất dễ bị dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác, tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. Trước thực tế đó, huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp để tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
Đánh mất "nền tảng gốc” là vấn đề được GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”.
Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Kết luận 01); 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (Nghị quyết 847), Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu (BTTM)-Cơ quan Bộ Quốc phòng luôn chủ động, tích cực, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả.
Trong bối cảnh mới, mỗi công dân càng cần phải nâng cao ý thức "tự phản tỉnh” khi tham gia vào cộng đồng mạng. Cùng với tỉnh táo nhận diện mưu đồ thâm độc của các thế lực thù địch, cần phải phân biệt rõ các quan điểm sai trái với những ý kiến phản biện chính đáng, tâm huyết… Muốn vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải xây dựng, củng cố và phát triển vững mạnh "thế trận lòng dân” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(HBĐT) - "Cách mạng màu" đang trở thành nguy cơ đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch với nước ta thời gian qua đang hiện hữu những biểu hiện manh nha màu sắc của "cách mạng màu". Âm mưu của các thế lực thù địch là tác động đến các lĩnh vực của đời sống, trực tiếp và gián tiếp đến chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta... Mục tiêu của chúng là kích động, gây mất trật tự xã hội, gây bất ổn, xung đột, tạo điểm nóng ở một số nơi và thổi nóng các mâu thuẫn trong một bộ phận quần chúng nhân dân…
Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thiêng liêng và trọng trách lớn lao được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao cho Quân đội, mà trực tiếp là Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.