Do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày
Kính thưa các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
Kính thưa các vị đại biểu, thưa cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh!
Những ngày đầu năm 2013 này – năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của tỉnh, cùng các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn thể để triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hôm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) tổ chức lấy ý kiến của các vị đại biểu góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Toàn cảnh Kỳ họp.
Thay mặt Chủ tọa kỳ họp, tôi nhiệt liệt chào mừng đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; các vị đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hòa bình, các vị đại biểu HĐND tỉnh và tòan thể các vị đại biểu đã về dự kỳ họp. Xin chúc các vị đại biểu và các đồng chí mạnh khẻ, hạnh phúc; Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.
Thưa các vị đại biểu!
Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Hiến pháp phản ảnh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho cơ quan Nhà nước, bảo đảm tích hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, từ khi Nhà nước Việt
Thưa các vị đại biểu!
Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, một công việc hệ trọng của quốc gia. Trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân; góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Hội đồng nhân dân – Cơ quan quền lực Nhà nước ở địa phương, có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp; là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện người dân có thể thể hiện quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp. Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng thi hành Hiến pháp. Đây là công việc hệ trọng của Quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tác giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng, công tác tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định, nhằm thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dan chủ. Ddawccj biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; nâng cao chất lượng dự thảo sử đổi Hiến pháp năm 1992.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Tại kỳ hợp này, Hội dồng nhân dan tỉnh sẽ tổ chức quán triệt và triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sử dổi Hiến pháp năm 1992. Các vị đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu tham dự kỳ họp tiến hành thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Với thời gian làm việc trong một buổi sáng, khối lượng cộng việc nhiều, nội dưng cần nghiên cứu và thảo luận là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Đạo luật cơ bản; văn bản pháp lý quan trọng nhất của Quốc gia, chứa đựng rất nhiều nội dung quan trọng. Đòi hỏi các vị đại biểu nếu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, có chất lượng vào Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV.
(Tiếp theo và hết)
3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II)
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến bước đầu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ban hành Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2012 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi là Dự thảo). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chỉnh lý Dự thảo để công bố lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp. Sau đây là thuyết minh về những nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:
Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992:
Ngày 3-12-2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh số 32/2012/L-CTN công bố Nghị quyết tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 23-11-2012. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn nghị quyết này.
Ngày 28/12/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bắt đầu ngày 02-01-2013 và kết thúc vào ngày 31-3-2013. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.