(HBĐT) - Trước hết phải khẳng định rằng bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự phát triển của Đảng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Về cơ bản các ý kiến của cán bộ đoàn và ĐV-TN trong toàn huyện đều nhất trí với các nội dung và bố cục của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời góp ý tập trung vào Chương II quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân” và Chương VI quy định về bảo vệ Tổ quốc. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

 

                               

                                             Đinh Thị Thúy Hòa

                                  Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn

 

Thứ nhất: Hiến pháp là đạo luật cơ bản, việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chính là sự thể hiện vị trí tối cao của nhân dân đối với văn bản mang tính pháp lý cao nhất, quan trọng nhất của nhà nước ta.  Việc lấy ý kiến của nhân dân về Hiến pháp vừa làm tăng giá trị của dân chủ và tính khả thi của Hiến pháp sau khi được ban hành. Mặt khác nhân dân có quyền lực cao nhất, là người có quyền lựa chọn và quyết định về chế độ chính trị, mô hình nhà nước, các vấn đề về sở hữu vì lẽ đó quyền lập hiến là một quyền cơ bản của công dân. Do vậy nên quy định việc dân chủ phúc quyết Hiến pháp cũng nên được quy định cụ thể trong Hiến pháp, như các quyền tự nhiên của con người. 

 

Cụ thể: Tại Điều 30 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên viết là: “Công dân có quyền được phúc quyết đối với Hiến pháp và có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân y”.

 

Thứ hai: Tại Khoản 1, Điều 4, đề nghị góp ý xem xét bỏ từ “Đồng thời là đội tiên phong” nên viết gọn lại cụ thể: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam...” Bởi đảng viên là người ưu tú nhất từ nhiều nguồn tôn vinh lên.

 

Thứ ba: Bổ sung điều 21 mới như sau: “Mọi người có quyền sống và có nghĩa vụ với Tổ quốc”. Để thể hiện được lý trí sống có lý tưởng và mục tiêu.

 

Thứ tư: Tại khoản 1, Điều 39 không nên viết “Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn”. Vì: việc kết hôn và ly hôn là quyền đương nhiên của con người, tuy nhiên việc “ly hôn” không phải là quyền được pháp luật và xã hội khuyến khích, mà ly hôn là tự nguyện khi hai bên không còn biện pháp giải quyết nào khác.

 

Thứ năm: Tại Điều 54 (sửa đổi) về mặt khách quan tôi rất đồng ý và tán thành cao. Song về mặt chủ quan không thấy đề cao kinh tế tập thể và kinh tế Nhà nước là chủ đạo, là nền tảng, như vậy ta có định hướng được “Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” hay không?

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.
Các đại biểu nữ nông dân xã Yên Mông đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Toàn cảnh hội nghị.

Đã có trên 30 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Đến đầu tháng 2/2013, các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố trong tỉnh đang tích cực triển khai lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức lấy ý kiến được tổ chức thông qua hội nghị (hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép), hoặc đóng góp bằng văn bản gửi đến BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp thứ năm (Chuyên đề) lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

(HBĐT) - Ngày 28/1, HĐND tỉnh đã tổ chức kỳ họp thứ năm (Chuyên đề) nhằm lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Dự và chỉ đạo kỳ họp có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong TT HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.

Mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, quyền làm chủ, tích cực tham gia đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ năm (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XV do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày.

Bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ năm (chuyên đề) triển khai lập ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày

Hiến pháp phải là sự kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được chính thức đưa ra trưng cầu dân ý trong vòng 3 tháng. Đây là cơ hội để mọi người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đóng góp những ý kiến vào dự thảo để Hiến pháp thật sự là kết tinh trí tuệ của toàn dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục