Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh.

Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu QH tỉnh.

(HBĐT) - Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp năm 1980, 1992 ghi nhận là một đảng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một tất yếu lịch sử. Từ khi thành lập đến nay, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc ta từ thân phận làm nô lệ lên làm chủ nước nhà, đất nước ta từ nghèo nàn lạc hậu trở thành quốc gia phát triển trong cộng đồng thế giới.

 

Trong bối cảnh đất nước ngày nay, tiếp tục cụ thể hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, mô hình Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cần được đổi mới để phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dựa trên nguyên tắc “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Điều 4, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện quyết tâm chính trị về đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với nhiều bổ sung quan trọng. Ngoài việc tiếp tục khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân”, Dự thảo đã bổ sung “Đảng đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Điều đó cho thấy, Đảng là đại diện, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lợi ích của Đảng không có gì khác ngoài lợi ích của dân tộc đó là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đặc biệt, Dự thảo đã bổ sung khoản 2 “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, khoản 3 có bổ sung không chỉ “các tổ chức Đảng” mà “đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Những điểm mới được bổ sung tại điều 4, Dự thảo quy định về Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm rõ hơn vị trí, vai trò và trách nhiệm của Đảng trước nhân dân và dân tộc, thể hiện tính dân chủ và pháp chế XHCN ở mức độ cao. Bổ sung những điểm mới tại Điều 4, Hiến pháp đã tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

 

Các tin khác

Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Không có hình ảnh
Quang cảnh buổi làm việc - Ảnh: MC
Toàn cảnh hội nghị.

Có 110 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Theo Tổ giúp việc BCĐ lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, đến ngày 25/2, đã có 110 ý kiến đóng góp vào Lời nói đầu và 57 điều của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Phát huy được quyền làm chủ của nhân dân

(HBĐT) - Trước hết phải khẳng định rằng bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự phát triển của Đảng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Về cơ bản các ý kiến của cán bộ đoàn và ĐV-TN trong toàn huyện đều nhất trí với các nội dung và bố cục của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đồng thời góp ý tập trung vào Chương II quy định về “quyền và nghĩa vụ của công dân” và Chương VI quy định về bảo vệ Tổ quốc. Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi có một số ý kiến đóng góp như sau:

Bộ CHQS tỉnh tham gia 17 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 9/1/3013 của BTV Tỉnh ủy về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Kế hoạch số 02/KH- HĐND ngày 10/1/2013 của HĐND tỉnh, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức quán triệt, triển khai việc lấy ý kiến của Quân nhân tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã thông qua báo cáo nội dung cơ bản của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (do đồng chí Uông Chu Lưu, UVT.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ký) và nghiên cứu đề cương, tỷ mỷ so sánh sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 24/2, khu dân cư 25, phường Chăm Mát (TPHB) tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tham vấn ý kiến nữ nông dân nông thôn về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 22/2, tại UBND xã Yên Mông (thành phố Hoà Bình), Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội, Viện nghiên cứu Xã hội – Môi trường đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức buổi tham vấn ý kiến nữ nông dân nông thôn xã Yên Mông về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

UBMTTQ tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 22/2, UBMTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên, Hội nghề nghiệp, Hội đồng tư vấn, tổ chức tôn giáo của UBMTTQ tỉnh đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục