Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Romania, chiều 21/1 (giờ địa phương), tại Thủ đô Bucharest, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp các đại biểu Hội Hữu nghị Romania - Việt Nam và các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania với Việt Nam.


Thủ tướng Phạm Minh Chính với đại diện các Hội đoàn và bạn bè hữu nghị Romania.

Thời gian qua, các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania đã tích cực phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tổ chức nhiều hoạt động rất có ý nghĩa như kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam và Romania, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, tọa đàm… và nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng.

Tại cuộc gặp, những người bạn Romania khẳng định tình cảm sâu sắc, đặc biệt với Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có những người đã tới thăm Việt Nam 16 lần, thậm chí 50 lần; khẳng định nhiều người dân Romania rất ngưỡng mộ sự nghiệp chính nghĩa, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam, đất nước đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Theo các đại biểu, nhiều sản phẩm của Việt Nam ngày nay đã được biết tới rộng rãi ở Romania; tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và trở thành "con hổ”, "con sư tử” mới về kinh tế của châu Á, vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, tiến hành hiện đại hóa thành công nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc của mình và Romania có thể tham khảo các kinh nghiệm của Việt Nam.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng và xúc động trong chuyến thăm đất nước Romania tươi đẹp, nơi có nhiều kỷ niệm gắn bó sâu sắc, được gặp đại diện các hội đoàn, bạn bè hữu nghị Romania, những người bạn thân thiết đã bằng lòng nhiệt thành và tình cảm hữu nghị trong sáng không ngừng vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, sự hiểu biết, chia sẻ, gắn bó giữa hai dân tộc.

Theo Thủ tướng, trong gần 75 năm qua, các thế hệ người dân Việt Nam và Romania đã không ngừng xây dựng, vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ để cùng phát triển. Việt Nam luôn ghi nhớ những tình cảm và sự hỗ trợ quý báu của Romania dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Romania đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược tại Việt Nam; giúp đỡ đào tạo hơn 4.000 sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam. Gần đây, Romania là quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam; đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trước đại dịch COVID-19, hàng nghìn lao động, nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam có mặt tại Romania.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và mức độ tin cậy cao. Sự tin cậy cao là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy đưa quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn. Hai bên cũng đều có mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và nền kinh tế hai nước có nhiều thế mạnh mang tính bổ sung cho nhau.

EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) cũng là những yếu tố quan trọng, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại, đầu tư song phương. Do đó, điều quan trọng là thúc đẩy triển khai các đề án, dự án hợp tác kinh tế cụ thể; khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý thông qua chuyển đổi số, thương mại điện tử.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyến thăm chính thức của Thủ tướng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Romania lần này nhằm mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Romania, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc; phát huy hơn nữa nền tảng và những thành tựu trong quan hệ song phương suốt gần 75 năm, đồng thời tiếp thêm những động lực mới cho quan hệ hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết trong chuyến thăm, Thủ tướng sẽ hội đàm với Thủ tướng Romania, gặp các nhà lãnh đạo Romania để cùng trao đổi, đưa ra các biện pháp tiếp tục phát triển quan hệ Việt Nam - Romania. Thủ tướng cảm ơn và mong muốn những người bạn hữu nghị Romania tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho mọi người dân Romania đóng góp thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững của hai nước.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Phát huy cao độ giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" để tiếp tục đưa tỉnh Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững (*)

Tại Hội nghị triển khai Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu với bạn đọc.

Thủ tướng phát biểu tại Đối thoại chính sách ''Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu''

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 16/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên Đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu” trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024).

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long thăm và làm việc tại VNPT Hòa Bình

Ngày 16/1, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình). Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Nghiên cứu chính sách đặc thù để gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Phi Long 
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

 Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 74%, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình phát triển đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, tạo ra bản sắc riêng, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến trúc nhà ở, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” - một nền văn hóa cổ đại thời đại đồ đá thuộc giai đoạn tiền sơ sử trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam, là tài sản vô cùng quý báu. Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà còn là niềm tự hào của Việt Nam chúng ta.

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 15/1/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục