Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT, ảnh hưởng của bão số 3, tính đến 7h sáng ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh có 4 người chết, 1 người bị thương do sạt lở đất; 1.228 hộ phải sơ tán; 146 hộ nhà dân bị ảnh hưởngvà 1.488,9 ha hoa màu bị thiệt hại.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Đà Bắc cho biết, vào khoảng 0h5’ ngày 8/9, tại xóm Chầm, xã Tân Minh đã xảy ra sạt lở đất từ trên đồi vào nhà của gia đình ông Xa Văn Sộm (SN 1973) làm ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Khi đó, trong nhà có 5 người và đã bị vùi lấp. Qua xác minh, 4 người trong gia đình đã thiệt mạng và 1 người bị thương là ông Xa Văn Sộm.
Hồi 19 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc, 106 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Ngày 7/9, bão số 3 đã đi vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ; đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nội.
Chiều 7/9, Sở Chỉ huy tiền phương Trung ương đã tổ chức cuộc họp phòng, chống cơn bão số 3 theo hình thức trực tuyến do đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Tham gia cuộc họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự tỉnh tham gia Sở Chỉ huy thường xuyên phòng chống cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trưa 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Bãi Cháy (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 14, giật cấp 17, Phù Liễn (Hải Phòng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cát Hải (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10…
Văn phòng UBND tỉnh vừa ban hành Thông báo số 8404/TB-VPUBNB, ngày 7/9/2024 về kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Theo báo cáo nhanh của BCĐ Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến 13h ngày 7/9, lực lượng chức năng đã di rời hơn 400 hộ dân ra khỏi vùng nguy cơ cao.
UBND tỉnh vừa có công điện số 22/CĐ-UBND, ngày 7/9/2024 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Vào lúc 10 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở trên vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 - 149 km/giờ), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20 km/giờ.
Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Hoàn lưu mây ẩm rộng lớn của bão số 3 đã chờm vào và gây mưa cho nhiều nơi ở Bắc Bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Sau khi càn quét đảo Hải Nam, Trung Quốc, bão số 3 đã giảm 1 cấp, xuống cấp 15, giật trên cấp 17. Tuy nhiên đây vẫn là cấp bão rất mạnh, đêm nay bão sẽ vào Vịnh Bắc Bộ.
Ngay sau cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh triển khai công tác ứng phó với bão số 3, chiều 6/9, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với bão tại huyện Đà Bắc.