Đồng chí Nguyễn Trung Dũng (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xã Hợp Thành nhân kỷ niệm ngày thương binh - liệt sỹ năm 2016. ảnh: p.v.

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng (ngoài cùng bên phải), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và các đồng chí lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Sự, xã Hợp Thành nhân kỷ niệm ngày thương binh - liệt sỹ năm 2016. ảnh: p.v.

(HBĐT) - LTS: Chăm sóc người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nhiều hoạt động thiết thực triển khai công tác này. Nhân kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2016), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Trung Dũng, TUV, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH về công tác chăm sóc người có công với cách mạng của tỉnh.

 

PV: Xin đồng chí  cho biết những kết quả nổi bật thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Toàn tỉnh hiện có trên 30.000 người có công với cách mạng, trong đó có 235 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được phong tặng, truy tặng (13 mẹ còn sống), 9 Anh hùng liệt sỹ, 5.810 liệt sỹ, 4.600 thương binh, bệnh binh, trên 4.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng chế độ. Số người đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên 8.000 người.

 

Phát huy truyền thống Uống nước, nhớ nguồn, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, chăm sóc người có công và phong trào đền ơn - đáp nghĩa. Tỉnh ủy đã có Kết luận số 44-KL/TU ngày 14/5/2012 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 7/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh - liệt sỹ, người có công và phong trào Đền ơn, đáp nghĩa. Hàng năm, tỉnh ban hành các Kế hoạch triển khai công tác chăm sóc người có công và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh - liệt sỹ; vận động xây dựng Quỹ Đền ơn - đáp nghĩa; chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương binh - bệnh binh, gia đình chính sách... Việc thực hiện chính sách ưu đãi được quan tâm đầy đủ, kịp thời không để xảy ra sai phạm, tiêu cực và đơn - thư khiếu nại nổi cộm, các chế độ trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần và ưu đãi khác như: hỗ trợ xây nhà ở, cấp thẻ BHYT, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, miễn giảm học phí... được quan tâm chu đáo. Đến nay, đời sống của các hộ gia đình chính sách được ổn định và nâng cao. Có 98,1% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên cùng địa bàn cư trú. Trên 90% thương binh, bệnh binh được công nhận là người công dân kiểu mẫu. 97% gia đình liệt sỹ được công nhận là gia đình cách mạng kiểu mẫu. 206/210 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Các công trình ghi công liệt sỹ được tu bổ, xây dựng khang trang. 9/11 huyện, thành phố có nhà tưởng niệm liệt sỹ cấp huyện và 80% cấp xã, phường có nhà bia ghi công liệt sỹ.

 

PV: Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đền ơn - đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, phong trào này đã được tổ chức triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, việc làm thiết thực. Xin đồng chí cho biết cụ thể hơn về công tác này?

 

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Thực tế trong những năm qua, phong trào đền ơn - đáp nghĩa của toàn dân đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng không ngừng được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 2011 đến nay, phong trào Đền ơn - đáp nghĩa được phát động sâu rộng tới 270 cơ quan, đơn vị. Vận động ủng hộ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa đã trở thành truyền thống hàng năm được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia tích cực. Tổng số tiền từ năm 2011 tới nay thu được 22,2 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được các cơ quan, tổ chức ủng hộ tích cực, tổng số sổ được tặng từ năm 2011 đến nay là 520 sổ với trị giá 550 triệu đồng. Chương trình xây dựng nhà tình nghĩa và nâng cấp, tu sửa nhà ở cho các đối tượng người có công với cách mạng cũng được quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay đã xây mới được 213 ngôi nhà, tu sửa và nâng cấp 524 nhà với tổng kinh phí 13,7 tỷ đồng. Phong trào chăm sóc phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được phát động rộng rãi tới các cơ quan, đơn vị, được các cấp, các ngành tích cực hưởng ứng. Tất cả các Mẹ còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng và thường xuyên quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, động viên tinh thần

 

PV: Hiện nay, toàn tỉnh còn 1,9% người có công sống dưới mức trung bình so với dân cư trên địa bàn cư trú. Theo đồng chí cần những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao đời sống người có công?

 

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc người có công của tỉnh cũng có một số hạn chế, đó là: Công tác tuyên truyền vận động ở một số cơ quan, đoàn thể cấp xã chưa sâu, chưa cụ thể đến những người thuộc đối tượng chính sách để họ tự phấn đấu vươn lên. Công tác giải quyết chế độ chính sách của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học chưa kịp thời. Việc xã hội hóa công tác chăm sóc người có công chưa cao. Điều kiện kinh tế ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống của một số người có công còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, số gia đình khó khăn chủ yếu là những gia đình mới được công nhận người có công (người nhiễm chất độc hóa học...

 

Để thực hiện tốt hơn phong trào Đền ơn - đáp nghĩa, trong thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH, các cấp, ngành liên quan và nhân dân cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền. Sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong  tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Hai là, thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công, đảm bảo mọi người có công đều được hưởng thụ đầy đủ chính sách ưu đãi của Nhà nước, có đời sống tinh thần tốt, điều kiện vật chất đảm bảo. Ba là, triển khai đồng bộ, kịp thời hệ thống văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi người có công tới cơ sở. Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách người có công. Coi trọng công tác quản lý Nhà nước, thanh tra kiểm tra về thực hiện chính sách ưu đãi với người có công. Bốn là, đẩy mạnh hơn phong trào xã hội hóa việc chăm sóc đời sống người có công; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn nâng cao đời sống cho thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với nước. Chăm sóc người có công là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội, vì vậy cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với những người, gia đình có công với Tổ quốc. 

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

 

                                                  Hương Lan (Thực hiện)

Các tin khác


Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục