Chung tay để giữ không khí trong lành

Chú về chuẩn bị Tết cho ông bà đó à?Vâng bác! Sang xin bác chén chè để thưởng thức bầu không khí trong lành thấm đẫm hương xuân chút ạ. Gớm! Chú dạo này tâm hồn bay bổng nhỉ!

Tản mạn tháng Chạp

Một sớm cuối đông, tôi lang thang đi bộ trên đê Đà Giang (TP Hòa Bình) như thói quen ngày cuối tuần. Mùa này nước sông cạn, những viên sỏi gần bờ nổi lên trải dài theo triền sông. Ánh nắng trong veo chiếu xuống mặt nước lấp lánh in khoảng trời xanh không gợn chút mây. Tôi đứng tần ngần dưới gốc cây bàng lá đỏ, thả hồn trong gió lạnh. Dòng xe đi qua cầu Hòa Bình như cuốn phim chầm chậm trôi. Dòng sông cũng lững lờ chảy. Khoảnh khắc gợi nhớ đến tháng Chạp quê nhà bình yên, nơi con suối làng cạn nước, dòng chảy không đủ làm bánh xe cọn nước quay. Cọn nước nằm im, gầu tre nhỏ nghiêng nghiêng khô khốc nằm phơi sương đêm ngày. Thời gian dường như cũng trôi chậm lại giữa khoảng lặng xa mờ…

Những phiên chợ ngày xa

Có những chuyện không hề tính đến mà lại bất chợt ào đến khiến lòng ngỡ ngàng. Nhiều năm rồi, mới đi lại con đường đê dẫn từ phố thị về quê nhà. Hàng cây dọc đường cọc còi, lầm lũi lùi về phía sau.

Cây hoàng lan trong bão

Vào một ngày đầu Xuân, cây hoàng lan nhỏ được trồng trước hai nhà. Đó là hai căn nhà gỗ, lợp mái ngói đỏ. Thế rồi biên giới một ngày đầu năm vang tiếng súng. Hòa Bình vừa mới bén rễ, trường học màu vôi trắng mới quét. Những người lính cũ, những tân binh lại ra trận. Ở phố có nhiều người nhập ngũ. Lan ngóng theo người trai hàng xóm cho đến lúc bóng anh mất hút cuối phố. Người ấy đã đi mãi không trở về khi chiến trường biên giới không còn vang tiếng súng.

Ký ức xanh ngời… 

Ngày hội trường, cậu bạn từ miền Trung cũng ra kịp chuyến tàu chiều để sáng hôm sau từ Hà Nội về thăm trường cũ. Mọi khi ồn ào thế, mọi khi "ăn sóng, nói gió” thậm chí có cả chút bặm bụi công trường. Thế mà lần này… Cứ nhìn bạn đứng nép bên cô giáo chủ nhiệm đã gần 80 tuổi để chụp ảnh thì biết, như một cậu học trò nhỏ ngày nào, mới vào học cấp 3 trường huyện.

Những cuốn vở cũ

Ngày nghỉ về quê, đúng ngày nhà bác gái chuyển dọn nhà cửa, thế là chúng tôi có dịp đến thăm căn nhà cũ. Bác ra tận ngõ đón, tiếng nói tiếng cười rổn rảng: "Biết chúng mày bận, bác đánh tiếng thăm dò và cũng nghĩ là 50/50 thôi, không ngờ cả nhà lại đến. Mừng húm…”.

Về cánh đồng làng nghe gió kể...

Không biết từ bao giờ, tôi hay nhớ cánh đồng làng đến vậy. Nhớ ngày bé theo mẹ gánh lúa, tôi trầy trật bờ thấp bờ cao. Mẹ bó cho tôi mỗi đầu 3 nắm lúa, tôi gánh đi cả trên bờ dưới ruộng.

Chuyện nhà hàng xóm

11 giờ khuya, ông Hạnh vừa cài xong chốt cửa thì nghe tiếng chuông réo. Từ ngày đứa cháu ở quê bị tai nạn, ông luôn ám ảnh bởi tiếng chuông cửa hay tiếng chuông điện thoại mỗi khi về đêm. Lại một hồi gấp gáp nữa. Cửa mở, trước mặt ông lố nhố 5, 6 thanh niên tay cầm gậy gộc, hình như có cả dao quắm. Họ bảo nhau, không phải nhà này rồi vội vã lao đi. Ông ném ánh mắt khó chịu vào khoảng không lẩm bẩm, đêm hôm bấm nhầm chuông cửa nhà người ta mà không mở miệng được một câu xin lỗi.

Thu đi dài năm tháng…

Vẫn là Hồ Gươm xanh thắm… Buổi sáng mùa thu, nắng vàng nhẹ như rải những giọt mật vàng trên những lối đi ven hồ và gió thổi thật nhẹ, dâng những nỗi niềm khe khẽ, dịu dàng. Thu Hồ Gươm bao giờ cũng nhẹ, cũng khác và thật thiết tha. 2 cô bé kia chắc lần đầu ra Hà Nội, lanh chanh chạy dọc con đường ven hồ tìm chỗ check-in ưng ý nhất, cả 2 bố mẹ mỗi người một điện thoại mê mải chụp từ nhiều góc khác nhau. Tiếng người cha: "Chụp ảnh với cây, với hồ, với Tháp Rùa ổn rồi… Giờ không biết ai muốn ăn kem không nhỉ?”. Tiếng 2 đưa trẻ đồng thanh "kem đậu xanh bố nhé… Kem... kem”… Ôi tuổi thơ một sáng mùa thu mát lành, êm dịu.

Cậu bé ngoài đồng bãi

Truyện ngắn của Bùi Huy