Giai đoạn 2022 - 2024, huyện Đà Bắc được phân bổ 402.183 triệu đồng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Tính đến cuối tháng 3/2025, huyện đã giải ngân 373.031 triệu đồng, đạt trên 92%. Huyện đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm giải ngân đạt kết quả cao nhất.
Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình giảm từ 15,49% năm 2020 còn 6,59% vào cuối năm 2024. Hơn 9% sau 4 năm - đó không chỉ là con số trong báo cáo, mà là kết tinh của một hành trình âm thầm, đều đặn và kiên trì. Hành trình khởi nguồn từ những chính sách "đúng và trúng”, bền bỉ qua hàng trăm công trình hạ tầng giữa lưng chừng núi, lan tỏa từ lớp học nghề trong ánh nhìn bỡ ngỡ của người trẻ vùng cao, đến những sinh kế mới giữa đồi nương cằn khô. Và cả trong những tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) - thứ tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã kịp làm dịu đi bao nỗi lo lớn trong mỗi hộ nghèo.
Những năm qua, nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi) thoát nghèo bền vững. Hiện nay, vốn vay ưu đãi tiếp tục đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự lan toả, đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo báo cáo đánh giá, trong giai đoạn 2022 - 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 2 về hỗ trợ đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là 111,154 tỷ đồng.
Xã Tây Phong (Cao Phong) có đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã góp phần mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, mở ra hướng thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân.
Giảm nghèo, hạn chế tái nghèo là mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện vùng cao Mai Châu, chương trình tập trung tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.
Cuộc sống của hộ dân xóm Cóc Lẫm, xã Kim Bôi (Kim Bôi) còn nhiều khó khăn, kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Theo anh Quách Văn Hợp, Trưởng xóm Cóc Lẫm, xóm có 201 hộ, dân tộc Mường chiếm 98%. Trong tháng 11 vừa qua, 30 hộ hoàn cảnh khó khăn của xóm được hỗ trợ gà giống và thức ăn chăn nuôi từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Với sự tiếp sức này, hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tạo động lực vươn lên.
Trên 1.000 người trong độ tuổi lao động là học sinh, sinh viên các trường nghề, bộ đội chuẩn bị xuất ngũ, lao động chưa tìm được việc trên địa bàn các huyện, thành phố đã đến với Ngày hội việc làm tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là năm thứ ba Sở LĐ-TB&XH tổ chức ngày hội với mục đích thúc đẩy công tác giải quyết việc làm, tạo "cầu nối” giữa doanh nghiệp, nhà tuyển dụng và người lao động.
Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hỗ trợ việc làm bền vững. Tại huyện Lạc Thủy, có 5/7 dự án của chương trình được thực hiện, trong đó, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững đã tác động trực tiếp đến kết quả giải quyết việc làm, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Nhờ phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách, các kênh vay vốn ủy thác đã hỗ trợ nhân dân xã Trung Thành (Đà Bắc) phát triển, mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập. Qua đó nhiều hộ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, thoát nghèo bền vững.
Năm 2024, các chích sách hỗ trợ việc làm bền vững; xóa nhà tạm, nhà dột nát; dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được huyện Lương Sơn tập trung ưu tiên cho xã Thanh Sơn. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Nhờ triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trong tỉnh có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM), ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), lao động thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kim Bôi được trang bị chuyên môn, kỹ năng, các kiến thức khoa học kỹ thuật để làm nghề, tổ chức sản xuất, kinh doanh. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động đã tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập của lao động nông thôn, thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.