Gia đình thương binh Nguyễn Xuân Sinh, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy)   phát triển mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi trên diện tích 7.000 m2, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. ảnh: ông Sinh chăm sóc vườn ổi lê chuẩn bị thu hoạch.

Gia đình thương binh Nguyễn Xuân Sinh, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) phát triển mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi trên diện tích 7.000 m2, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. ảnh: ông Sinh chăm sóc vườn ổi lê chuẩn bị thu hoạch.

(HBĐT) - Những ngày tháng 7, cùng với cả nước, huyện Lạc Thủy tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực tri ân các gia đình thương bệnh binh, liệt sĩ, hộ chính sách, người có công với cách mạng.

 

Đồng chí Bùi Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Thủy cho biết: Huyện hiện có gần 900 gia đình chính sách, trong đó có 314 liệt sĩ, 142 thương binh, 121 bệnh binh, 305 người nhiễm chất độc da cam và 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Từ cuối tháng 6, phòng LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch về xây dựng quỹ đền ơn - đáp nghĩa và tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 69 năm ngày thương binh - liệt sĩ. BCĐ chăm sóc người có công huyện đã rà soát lại các gia đình chính sách, người có công còn khó khăn về nhà ở để có kế hoạch tu sửa theo Quyết định số 22 của Chính phủ. Các đoàn thể như Hội CCB, Hội LHPN, Đoàn thanh niên, học sinh các nhà trường... đăng ký các phần việc như: dọn vệ sinh, chăm lo nghĩa trang liệt sĩ, nhà bia ghi tên,    tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ... Trong dịp này, huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà người có công, gia đình chính sách, mẹ Việt Nam anh hùng và tổ chức thắp nến tri ân, cầu siêu tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện.

 

Trong những năm qua, huyện Lạc Thủy đã huy động sức mạnh của toàn dân, lực lượng xã hội tri ân sâu sắc người có công với nước bằng cả tấm lòng, trách nhiệm và những việc làm thiết thực. Nhiều phong trào tình nghĩa được duy trì và nhân rộng như: chăm sóc, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ, xây dựng nhà tình nghĩa, tu sửa nghĩa trang, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách. Có chính sách ưu đãi cho hộ chính sách vay vốn phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng cao mức sống người có công. Hiện nay, các hộ người có công, gia đình chính sách trên địa bàn huyện đều có mức sống bằng và cao hơn mức sống bình quân chung của huyện. Tuy nhiên, huyện Lạc Thủy có 214 hộ chính sách khó khăn cần phải tu sửa lại nhà ở. Trong năm 2015, huyện đã cấp 10 nhà cho hộ chính sách, hiện còn 204 hộ khó khăn cần cấp nhà. Theo kế hoạch, trong năm 2016, huyện tiếp tục phối hợp tu sửa, xây mới nhà cho các hộ chính sách đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng).

 

Đồng chí Đỗ Đức Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Là xã có số người hiện đang được hưởng trợ cấp lớn, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xã bằng nhiều việc làm thiết thực, luôn quan tâm, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Hiện nay, 100% gia đình chính sách đều có mức sống ngang bằng và cao hơn mức bình quân chung của xã và không có hộ nghèo hoặc cận nghèo. Hàng năm, xã đều tổ chức gặp mặt, liên hoan, tặng quà các đối tượng chính sách 2 lần (vào dịp cuối năm và 27/7). Bên cạnh đó, xã vận động xây dựng quỹ đền ơn - đáp nghĩa, thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà khi ốm đau và thành lập ban lễ tang cấp xã để tổ chức tang lễ cho các đối tượng chính sách khi qua đời.

 

Trong thời gian tới, huyện Lạc Thủy tiếp tục động viên, chăm sóc người có công, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

 

 

 

                                                                   Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục