(HBĐT) - Ngày 19/10, tại Ban Dân tộc tỉnh, Đoàn công tác của Ban dân tộc (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) làm trưởng đã có buổi giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo buổi giám sát. Tham gia đoàn còn có đại diện các Ban thuộc HĐND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành trong tỉnh.

 

   Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) điều hành dung buổi giám sát

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2014 - 2015, toàn tỉnh có 95 xã và 116 thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135. Riêng 2 huyện Kim Bôi và Đà Bắc có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách đầu tư hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

Trong những năm qua,  cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao việc triển khai, thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhiều chính sách dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể như: Với nguồn vốn trên 410 tỷ đồng từ Chương trình 135 đã được đầu tư xây dựng  được 439 cơ sở hạ tầng (giao thông, giáo dục, thuỷ lợi…); hỗ trợ sản xuất cho 46.323 hộ gia đình. Thực hiện thăm hỏi, tặng quà động viên, thực hiện các chính sách cho 1.650 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện 3 dự án định canh định cư tập trung tại: Bản Cang, xã Pà Cò, huyện Mai Châu; khu vực Suối Kẻ (Sâu), xóm Mít, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc; khu vực Bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong. Cấp trên 2,9 triệu tờ báo, tạp chí trên 29 đầu báo, tạp chí cho 37.568 đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, 2 dự án đầu tư, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số mang tính chất đặc thù là: Dự án phát triển KT-XH tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò được đầu tư trên 270 tỷ đồng; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh Hoà Bình với tổng mức đầu tư là 133,3 tỷ đồng… Đến nay, 100% các xã thuộc vùng 135 đều có Trường Tiểu học và THCS, điện sinh hoạt và ô tố đến trung tâm xã, 100% xã có Trạm y tế đảm bảo thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch, khám, chữa bệnh thông thường. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc ở các xã ĐBKK đã từng bước ổn định, góp phần giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Năm 2015 , tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã vùng 135 của tỉnh giảm còn 23%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban dân tộc tỉnh cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn trong thời gian qua. Phân tích rõ nguyên nhân  của những khó khăn, hạn chế đó và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

Tại hội nghị,  Ban dân tộc tỉnh đã đề nghị các cấp, các ngành trong tỉnh tăng cường hơn nữa công tác phối hợp quản lý, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị tỉnh bố trí thêm ngân sách để đầu tư cho các xã, xóm ĐBKK, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển cho khu vực này. Giao cho Ban Dân tộc trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế các xã, xóm thuộc chương trình 135. Đề nghị tỉnh xem xét, ban hành cơ chế, chính sách làm căn cứ thực hiện các hợp phần hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng tập trung, đầu tư dứt điểm phát huy hiệu quả nguồn vốn các chương trình.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thực hiện công tác dân tộc làm cơ sở xây dựng các chương trình dự án, đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc phát triển bền vững. Thực hiện tốt QLNN về công tác dân tộc, phân cấp quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; bổ sung, hoàn thiện, kịp thời phát hiện điều chỉnh, vướng mắc phát sinh từ cơ sở. Tăng cường tuyên truyền đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc từng bước đưa chủ trương, chính sách đến với người dân. Sở Tài chính và KH&ĐT cùng phối hợp, xem xét bố trí thêm nguồn lực để đầu tư cho các xã, xóm khó khăn nhất của tỉnh nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển cho khu vực này.

 

                                                                        Thúy Hằng

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục