(HBĐT) - Vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế. Đảng và Nhà nước ta đã lấy ngày 27 /2 là ngày Thầy thuốc Việt Nam.

(Ảnh tư liệu) Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh xá Vân Đình (tỉnh Hà Tây cũ), ngày 20/4/1963. ảnh: T.l

 

 Công tác y tế và sức khỏe cho con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hướng tình thương yêu và sự quan tâm đặc biệt đến sức khỏe của người dân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế năm 1955, Người định hướng xây dựng một nền y học nước nhà thích hợp với nhu cầu của nhân dân và dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Công tác y tế dự phòng cũng được Hồ Chí Minh quan tâm, Người nói: “Phòng bệnh cũng cần thiết như chữa bệnh”, “phòng bệnh hơn trị bệnh”, “mọi người từ già trẻ, trai gái đã là người dân yêu nước đều phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ”. Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Người viết: “Sạch sẽ là một phần của đời sống mới, sạch sẽ thì dân ít ốm, khoẻ mạnh thì làm được việc, làm được việc thì có ăn” (Một số vấn đề xây dựng ngành Y tế phát triển ở Việt Nam. Nxb Y học, H.1998, tr.167).

 Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc CSSK cho nhân dân là nhân tố rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Người chỉ rõ: “Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng  hăng hái; tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

 Đối với mỗi người dân, chưa đầy một năm sau ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã khuyên nhủ mọi người rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước… ” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, t4, tr.212). Cho nên, đối với mọi tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề đều phải giữ gìn và nâng cao sức khỏe.

 

Trong nhà máy, xí nghiệp, vấn đề sức khỏe cho công nhân cũng quan trọng: “Nếu công nhân đủ ăn, đủ mặc thì họ mới đủ sức; đủ sức thì làm được việc. Một con ngựa ăn no mới chạy nhanh. Một cái máy đủ dầu mỡ mới quay đều. Người ta cũng thế”. Với Người, vấn đề vệ sinh, sức khỏe, bất luận là giàu hay nghèo đều phải thực hiện thật tốt. Đối với vấn đề vệ sinh, để bảo vệ sức khỏe chung cho cộng đồng, cũng có những trường hợp phải cưỡng bách người vi phạm phải tuân theo lợi ích sức khỏe chung . Vì thế, những gì liên quan có lợi cho sức khỏe con người, Bác đều biểu dương khen ngợi.

 Hồ Chí Minh cũng đã đánh giá rất cao những thành quả đạt được của ngành y nước nhà “Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và bệnh xã hội cũ, sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được săn sóc chu đáo hơn”. (Sđd, t11, tr.224). Ngày 2/1/1947, Người đã có thư khen ngợi sự tận tâm của các y, bác sĩ, khán hộ cứu thương, trong đó có đoạn: “Tôi được báo cáo rằng: Các thầy thuốc và khán hộ đều hết lòng săn sóc thương binh một cách chu đáo. Thế là các bạn cũng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu quốc”.

 “Lương y phải như từ mẫu” - yếu tố cốt lõi của đạo đức ngành y.  

 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, rất quý trọng người thầy: Thầy giáo và thầy thuốc. Nhân dân ta đặt địa vị người thầy dạy chữ ngang hàng với cha, người thầy thuốc như mẹ, bởi nghề thầy thuốc là nghề chữa bệnh cứu người, là người mẹ thứ hai của những người bệnh. Để ch#m sóc sức khoẻ con người, cần có đội ngũ những người thầy thuốc giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp. Sau ngày thành lập nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và Chính phủ đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ y tá, y sĩ, bác sĩ, lương y chữa bệnh bằng thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc và các phương tiện y học tiên tiến, có y đức và y thuật cao.

 Hồ Chí Minh là người rất quan tâm đến vấn đề y đức, một người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là một người mẹ hiền hết lòng vì bệnh nhân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế toàn quốc năm 1953, Người viết: “Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu” (Sđd, t7, tr.88). Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc rễ của con người, của tài năng. Với các thầy thuốc, Bác càng đặc biệt chú ý hơn về đạo đức. Bác dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng” (Sđd, t7, tr.476). Điều này thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tấm lòng nhân hậu hết mực vì nhân dân, vì con người của Hồ Chí Minh.

 Người thầy thuốc không những cứu chữa cho người bệnh về thể xác mà còn phải động viên, khích lệ và cảm thông về mặt tinh thần. Trong thư gửi Hội nghị Quân y (3/1948), Người viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”. Thầy thuốc như mẹ hiền còn phải được thể hiện ở sự hết lòng với người bệnh, vì mục đích cứu người nên không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, thân sơ, không được cầu lợi, kể công mà c#n cứ vào bệnh nặng, nhẹ, nguy, lành mà sắp xếp việc cứu chữa.

 Hồ Chí Minh không chỉ coi lương y phải như từ mẫu mà còn vạch rõ phương hướng đào tạo đội ngũ thầy thuốc Việt Nam thành những “lương y kiêm từ mẫu”. Đó là “về chuyên môn: Cần luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta”. “Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: Yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác ...” (Sđd, t7, tr.88). Để thực hiện được những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó, Bác ân cần căn dặn cán bộ ngành Y tế: “Trước hết là phải thật thà đoàn kết… Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành Y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sĩ, dược sĩ cho đến các anh chị giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành Y tế, trong việc phục vụ nhân dân” (Sđd, t7, tr.476).

 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác y tế và sức khoẻ là kim chỉ nam giúp Đảng ta xây dựng những quan điểm cơ bản có ý nghĩa định hướng cho sự phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại và một ngành Y tế xã hội chủ nghĩa có tính ưu việt trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

 

Trích theo Trang Điện tử BQL Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục