(HBĐT) - Cùng với nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xã vùng khó khăn, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy luôn quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo của những xã thuộc vùng khó khăn đã đổi khác. Đời sống người dân trên địa bàn từng bước được cải thiện.

 

Từ nguồn vốn Chương trình 135, hệ thống phòng học mới được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Thôn Lũ, xã Phú Thành (Lạc Thủy). 

Phú Thành là xã thuộc khu vực II của huyện Lạc Thủy với 3 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Từ nguồn vốn lồng ghép của các dự án, Chương trình 134, 135 và sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, huyện, đến nay, xã đã mang  diện mạo mới với cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang. Đời sống người dân từng bước được cải thiện, hệ thống điện, đường, trường, trạm được chú trọng cải tạo, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các công trình giao thông, thủy lợi, phòng học thường xuyên được kiểm tra, duy tu, sửa chữa. Năm 2016, với tổng nguồn vốn đầu tư từ Chương trình 135 gần 270 triệu đồng, xã được hỗ trợ 13 con bò để mở rộng mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại các hộ. Bên cạnh đó, hệ thống phòng học và phòng phụ trợ của trường THCS Thôn Lũ được huyện đầu tư xây dựng với nguồn vốn gần 900 triệu đồng đã đi vào hoạt động. Công trình gồm 3 phòng học, 1 nhà bảo vệ và sân trường được đổ bê tông kiên cố. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ nhiều trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh trong nhà trường.  

Yên Bồng là xã thuộc khu vực III của huyện gồm 11 thôn, trong đó có 4 thôn ĐBKK, lại là xã vũng trũng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên năng suất, chất lượng từ chăn nuôi, trồng trọt không cao. Nhờ chính sách hỗ trợ các xã khó khăn của Đảng, Nhà nước và nguồn vốn từ Chương trình 135, bên cạnh quan tâm cải tạo cơ sở hạ tầng, xã khuyến khích, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm cải thiện thu nhập. Vừa qua, xã được nghiệm thu và sử dụng công trình đường GTNT dài trên 500 m từ UBND xã đến xóm Sốc Bai với nguồn vốn xây dựng 810 triệu đồng. Có đường mới, việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện hơn, người dân có động lực để phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo bền vững. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 26,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%. Xã có 75% hộ được công nhận gia đình văn hoá, 5 thôn văn hoá và 2 trường học đạt chuẩn quốc gia.  

Cuối năm 2016, từ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg, toàn huyện Lạc Thủy có gần 2.890 hộ với gần 10.120 nhân khẩu hưởng lợi được hỗ trợ muối ăn và các giống cây trồng phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2016-2017. Cùng thời gian này,  thêm 62 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng chính sách theo Quyết định số 18/QĐ - TTg. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai thực hiện 18 công trình với tổng kinh phí 9.570 triệu đồng; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất với 18 danh mục có kinh phí gần 2.570 triệu đồng và 9 công trình ở 9 xã sau đầu tư tiếp tục được duy tu, bảo dưỡng.   

Đồng chí Bùi Thanh Hơn, Trưởng phòng Dân tộc huyện nhận định: Việc thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng ĐBKK đã góp phần làm thay đổi diện mạo NTM của huyện. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững. Đã có nhiều xã khó khăn vươn lên thoát “diện” 135 như: Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Phú Lão. Đến nay, thu nhập bình quân toàn huyện đạt trên 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 14%.          

 

                                                                    Thu Hằng   

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục