Ngày 19-6 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra Hội nghị Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC. Tham dự sự kiện này có khoảng 150 đại biểu của 21 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, diễn giả của các tổ chức quốc tế uy tín như Tổ chức Du lịch Thế giới, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế…



Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững là cơ hội tốt để các nền kinh tế thành viên APEC cùng nhau xác định rõ thực trạng và đề ra các hành động thiết thực, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững và góp phần triển khai thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nỗ lực hiệu quả của các thành viên của khu vực trong phát triển du lịch bền vững sẽ góp phần quan trọng vào tương lai chung về một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương năng động, gắn kết, bền vững và bao trùm. Đồng thời khẳng định, Du lịch được dự báo là một trong những ngành phát triển nhanh nhất tại khu vực, hiện đang trở thành một trong những trụ cột của nền kinh tế và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các thành viên APEC. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, góp phần cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực.

Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, TS Alan Bollard đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam khi tổ chức Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững. Mục tiêu để phát triển nền kinh tế của 21 thành viên APEC đều hướng tới việc cải thiện mức sống của người dân địa phương. Theo Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, để phát triển du lịch bền vững thì vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn. Thêm vào đó, các nền kinh tế cần tập trung vào các lợi thế địa phương đồng thời chú trọng việc bảo vệ môi trường hơn nữa.

Việc tổ chức Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC sẽ góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực trong hoạch định chính sách phát triển du lịch bền vững. Trước bối cảnh phát triển bền vững đang là chủ đề được quan tâm tại các diễn đàn du lịch thế giới nói chung và khu vực APEC nói riêng, Đối thoại Chính sách cao cấp về du lịch bền vững APEC là cơ hội để các nền kinh tế cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác, hội nhập trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực phát triển du lịch bền vững.

Tại diễn đàn này, các nhà lãnh đạo Du lịch APEC sẽ thông qua tuyên bố về phát triển du lịch bền vững, bao gồm các khuyến nghị, định hướng cụ thể để phát triển du lịch bền vững tại khu vực APEC, khuyến khích Nhóm công tác du lịch: tập trung vào sự bền vững và toàn diện về xã hội, kinh tế và tài chính trong các hoạt động trong tương lai khi du lịch là ngành có khả năng đặc biệt trong việc tạo ra các cơ hội đối với các nền kinh tế APEC; thúc đẩy kết nối nhằm tăng cường tăng trưởng toàn diện thông qua việc tạo điều kiện để du lịch phát triển tại nhiều khu vực địa lý hơn nữa ở các nền kinh tế; cân nhắc việc thành lập mạng lưới các điểm đến du lịch phát triển đồng bộ, bền vững và toàn diện giữa các nền kinh tế; hợp tác với các diễn đàn khác trong APEC và các tổ chức khu vực và quốc tế liên quan nhằm chia sẻ các điển hình tốt và thúc đẩy sự phối hợp đồng bộ trong phát triển du lịch bền vững; và nhấn mạnh các điển hình tốt của các nền kinh tế về phương pháp theo dõi và đo lường nhằm phát triển du lịch bền vững giữa các nền kinh tế.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long khẳng định: Quảng Ninh đang nỗ lực trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Diễn đàn "Đối thoại chính sách cao cấp APEC về du lịch bền vững” tổ chức tại TP Hạ Long là cơ hội lớn để ngành du lịch Việt Nam trong đó có du lịch Quảng Ninh tiếp cận, làm sâu sắc thêm quan hệ với các nền kinh tế thành viên APEC và các đối tác quan trọng, là nơi hấp dẫn, thu hút du khách trọng điểm của du lịch Việt Nam.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), các điểm đến APEC thu hút 415 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2016, tương đương 24 triệu so với năm 2015. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), năm 2016, du lịch và lữ hành đóng góp trực tiếp 1.300 tỷ USD vào GDP của khu vực APEC, đóng góp 67 triệu việc làm trực tiếp cho xuất khẩu khu vực.



                                                                  Theo Báo Nhân dân điện tử

Các tin khác


Ban chỉ đạo Tây Bắc gặp mặt các cơ quan báo chí

(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 92 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, chiều 16/6, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã tổ chức gặp mặt một số cơ quan báo chí Trung ương và 14 cơ quan báo chí địa phương khu vực Tây Bắc.

Hội thảo xây dựng Quy định của BTV Tỉnh ủy về hoạt động của lãnh đạo tỉnh

(HBĐT) - Sáng 16/6, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo xây dựng "Quy định của BTV Tỉnh ủy về tổ chức đi công tác cơ sở; dự chỉ đạo các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị của các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh”. Tham gia hội thảo có đại diện các ban xây dựng Đảng tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, MTTQ tỉnh và Sở Nội vụ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - giá trị và sự vận dụng trong nền báo chí Việt Nam hiện nay

(HBĐT) - Là người đặt viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam với việc tổ chức và xuất bản tờ Thanh niên từ năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản báo chí quý báu với những giá trị to lớn về nội dung, tư tưởng, góp phần dẵn dắt nền BCCM nói chung, người làm báo nói riêng phát triển và trưởng thành.

11/13 xã, thị trấn phát hành cuốn sách lịch sử Đảng bộ

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Cao Phong đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách huyện cho công tác này, mỗi xã, thị trấn 80 triệu đồng.

Bỏ biên chế giáo viên mới chỉ là đề xuất

Tại phiên chất vấn thành viên Chính phủ chiều 15-6, trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội về việc chuyển biên chế giáo viên thành hợp đồng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định: "Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ, ý kiến này Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ là đề xuất. Hiện Chính phủ đang giao cho các Bộ Tài chính, Nội vụ xây dựng đề án”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ký Nghị quyết liên tịch

Chiều 15-6, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH), Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục