Tham dự còn có các đồng chí: Nguyễn Sinh Hùng, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị; Nguyên Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng BTC T.Ư; Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư…
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta. Tham dự còn có các đồng chí Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVI; thủ trưởng các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, thành phố; các báo cáo viên cấp tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Tại hội nghị, các đại biểu được cung cấp những nội dung cơ bản và những điểm mới của 3 Nghị quyết chuyên đề, gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là những định hướng lớn, mang tính đột phá đối với nền kinh tế của nước ta, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển KT-XH.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì tại điểm cầu tỉnh ta.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XII) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc tổ chức, triển khai tốt các nghị quyết, kết luận của Trung ương tại Hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tạo khí thế mới trong toàn Đảng, toàn dân ta, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH nhanh, bền vững và xây dựng chỉnh đốn Đảng ngày càng TSVM. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị sau hội nghị này, các đại biểu nắm vững các tư tưởng, điểm mới, những giải pháp mang tính đột phá của Nghị quyết. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, quán triệt các nội dung có liên quan triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, nhanh chóng đưa 3 Nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu để tuyên truyền Nghị quyết tới các CB,ĐV -CCVC, người lao động. Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch, xây dựng Chương trình hành động gắn với nhiệm vụ của từng đơn vị, từng ngành, từng cấp. Trong đó, việc thực hiện các Nghị quyết đảm bảo đồng bộ, nhất quán với các Nghị quyết khác của Đảng.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trình bày các nội dung quan trọng của Nghị quyết. Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, Đảng ta thống nhất việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển KT-XH nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế kinh tế phải đi đôi với đổi mới, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ của toàn hệ thống chính trị; xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trưởng, bảo đảm định hướng XHCN, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Về tiếp tục cơ cấu, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để doanh nghiệp nhà nước thực sự phát huy được vai trò, vị trí then chốt trong khu vực kinh tế nhà nước, là một lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới, có tính đột phá như: đẩy mạnh chuyển đổi hầu hết các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu; cơ cấu lại, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đáp ứng các chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp…
Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Trung ương yêu cầu: trước hết cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển KT-XH; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt đảm bảo xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm…
Đức Phượng
(HBĐT) - Trong 2 ngày 26 – 27/6, Hội CCB huyện Mai Châu đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022.