Tàu rời cảng Cam Ranh mang tình cảm của đất liền đến với Trường Sa thân yêu. Theo lịch trình, tàu 561 sẽ đưa đoàn công tác đi thăm 11 điểm đảo gồm Song Tử Tây, Đá Nam, Sinh Tồn, Cô Lin, Tiên Nữ, Núi Le B, Thuyền Chài A, An Bang, Đảo Trường Sa Đông, Trường Sa Lớn và cuối cùng là đến Nhà giàn DK1. Sau 40 giờ kể từ khi khởi hành, tàu đưa đoàn công tác cập đảo đầu tiên trong hành trình đó là đảo Song Tử Tây lúc 6 giờ sáng ngày 7 tháng 4. Được giao lưu, gặp gỡ các chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ trên
vùng đảo Trường Sa mới thấy hết ý thức trách nhiệm, tình yêu của người lính đảo
với mỗi hòn đá, ngọn sóng và nắng gió biển khơi. Giữa bốn bề dài rộng vô tận
của biển cả mỗi chúng ta mới thấy hết sự quý giá của giọng nói, nụ cười, những
lời động viên chia sẻ. Trong bao la của những ngọn sóng cuộn trào ấy có tiếng
cười đồng đội, là tình quân dân thắm nồng, có sự chia sẻ và trên hết là niềm
tin vào sự vững bền của chân lý chủ quyền, những giá trị thiêng liêng cao cả.
Rời Song Tử Tây và Đá Nam đoàn chúng tôi dừng lại tại vùng biển
đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao cụm đảo chỉ cách nhau vài ba hải lý thuộc quần
đảo Trường Sa - nơi mà cách đây tròn 30 năm, vào ngày 14-3-1988, vì sự vẹn
toàn chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc, các chiến sĩ hải quân của chúng
ta đã kiên cường chiến đấu và 64 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng. Sự anh
dũng hy sinh của các anh vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng đã đi vào lịch sử
dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm mỗi người dân Việt
Nam.
Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã
hy sinh trên quần đảo Trường Sa được tổ chức thành kính, trang nghiêm trên
boong tàu 561. Những người con anh hùng của đất mẹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm
lại nơi biển sâu hàng nghìn mét trong lòng đại dương mênh mông, trong sóng vỗ
gầm gào, trong nước biển mặt chát như máu và nước mắt. Những người lính đầy
nhiệt huyết với sức trẻ phơi phới đã mãi mãi nằm lại biển sâu nhưng ý chí quật
cường của các anh đã trở thành tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
tiếp nối truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Máu
của các anh đã hòa cùng biển sâu, nhắc nhở thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần
quyết tử để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Trong những chiến sĩ đã yên mình dưới lòng biển cả đất mẹ thân
yêu có những chàng trai binh nhất, binh nhì, khi hy sinh khi chưa tròn một tuổi
quân, chưa một lần biết yêu... Họ để lại cho chúng ta một ý nghĩa cao cả về
giá trị sống, để mỗi chúng ta ngày hôm nay cần phấn đấu, rèn luyện để sống tốt
và có ích hơn, không hổ thẹn với những người đã ngã xuống trên biển đảo vì chủ
quyền thiêng liêng nơi vọng gác tiền tiêu của Tổ quốc.
Khi làm lễ Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại vùng đảo Gạc Ma
chúng tôi đã thả lễ vật, hương hoa, các vật dụng xuống biển như một hành động
tri ân với tấm lòng thành kính trước hương hồn của các liệt sĩ hy sinh vì biển
đảo quê hương. Biển sâu thăm thẳm, lạnh và mặn chát, nơi sâu thẳm của đại
dương, mong các anh hãy yên nghỉ, Tổ quốc luôn ghi công và nhớ về các anh!
Đoàn công
tác số 4 làm lễ tưởng niệm các chiễn sĩ đã hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ
đảo Gạc Ma.
Được trực tiếp đến với Trường Sa, tôi mới hiểu rõ rằng, chủ quyền
của chúng ta về quần đảo Trường Sa hiện hữu không chỉ từ phương diện lịch sử,
những văn bia, chứng sử hết sức rõ ràng mà còn là những cột mốc vững chắc chứa
đựng thông điệp đanh thép về chủ quyền hợp pháp, không thể tranh chấp trên Biển
Đông, những cột mốc chủ quyền với những vĩ độ, kinh độ được thừa nhận dựa
theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 mang tính biểu tượng của chủ quyền
quốc gia, những cột mốc chủ quyền ấy được đúc bằng máu, nước mắt, mồ hôi, sự
hy sinh của bao thế hệ chiến sĩ Hải quân và nhân dân Việt Nam.
Cột mốc chủ
quyền trên đảo Trường Sa.
Hầu hết các đảo chúng tôi chúng tôi đến đều có màu xanh của
thiên nhiên hoa trái, những cây bàng vuông, cây phong ba, những vạt rau xanh
do chính tay các chiến sĩ vun trồng đang vươn mình với sức sống mãnh liệt giữa
sóng gió, qua đó, chúng ta cảm nhận được sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm của
cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa dù sống trong bão tố, thiếu
thốn trăm bề các chiến sĩ Trường Sa vẫn đứng hiên ngang giữa bão tố phong ba
để canh giữ vẹn toàn biển đảo, cho những ngọn hải đăng luôn sáng để khẳng định
chân lý chủ quyền bất khả xâm phạm đối với quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Vườn rau
xanh mơn mởn vươn mình trong nắng gió trên đảo Trường Sa Đông.
Đồng chí Vũ Văn Long, Chính trị viên đảo Đá Nam chia sẻ: "Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân và kiều bào ở
nước ngoài thì đời sống của cán bộ chiến sĩ ngoài đảo ngày càng được cải thiện.
Đời sống tinh thần cán bộ chiến sĩ trên đảo phong phú và có đầy đủ các thiết
chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần của cán bộ chiến sĩ
sau những giờ huấn luyện vất vả. Thay mặt cán bộ chiến sĩ và nhân dân trên quần
đảo Trường Sa xin hứa với Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, cán bộ chiến sĩ
Trường Sa sẽ luôn luôn vững vàng tay súng, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình
huống, hoàn cảnh, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc”.
Có những điều tưởng chừng như rất đời thường nhưng với Trường Sa
lại là điều đặc biệt, điều kỳ diệu đó là những tiếng hò reo của trẻ thơ, tiếng
giảng bài và học bài của cô và trò hòa cùng sóng gió... Đến với Trường Sa, đến
với những người lính đảo, những người dân, trường học và những thầy, cô giáo
trẻ trung yêu đời yêu nghề, những ngư dân ngày đêm bám biển, một mái chùa
linh nghiêm, những nhà sư nhất tâm thiền viện vì đẹp đạo tốt đời …đó chính là
hình ảnh đặc trưng của quê hương Việt Nam nơi đảo xa.
Các em học
sinh vui đùa dưới tán cây bàng vuông cổ thụ.
Trong suốt hải trình, được tận mắt nhìn và suy ngẫm mới thấy biển
cả thật rộng lớn, hùng vĩ và thân thương đến nhường nào! Biển đảo là một phần
máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc, là một phần lãnh thổ thiêng liêng
không thể chia cắt. Rời Trường Sa, tôi càng cảm nhận hết câu nói của Bác Hồ
kính yêu từng căn dặn: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng/ Ngày nay ta có
ngày, có trời, có biển/ Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó”.
|
TheoNhandan