Đồng
chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc
Đi vào hoạt độngnăm 2006, trong suốt quá trình hoạt động, Công ty CP Sơn Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, huy động các nguồn lực đầu tư dây truyền máy móc, công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các sáng kiến kỹ thuật cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ gỗ, đáp ứng nhu cầu của đối tác, khách hàng ở trong và ngoài nước. Đến nay, Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào máy móc, thiết bị và tiếp tục mở rộng quy mô nhà xưởng. Các quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt hướng tới mục tiêu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất, xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Năm 2018 thực hiện doanh thu 450 tỷ đồng, duy trì việc làm ổn định cho 150 lao động với thu nhập bình quân đạt 5,5 - 7 triệu đồng/người/ tháng. 2 năm gần đây, công ty nộp NSNN bình quân 20 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 1/3 thu ngân sách của huyện Kỳ Sơn, là doanh nghiệp dẫn đầu nộp ngân sách trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, Công ty CP Sơn Thủy đề nghị tỉnh tạo điều kiện để mở rộng vùng nguyên liệu gỗ, nhằm thúc đẩy sản xuất, nhất là kế hoạch của Công ty cuối năm 2019 mở thêm một cơ sở sản xuất tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn); phối hợp với các sở, ngành đào tạo nghề cho lao động tại địa phương.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của Công ty Cổ phần Sơn Thủy, nhất là hiệu quả SX-KD, góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp cho NSNN
Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: đề nghị Công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch SX-KD đã đề ra. Thực hiện tốt các chế độ chính sách và quan tâm đảm bảo phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh cho người lao động. Tiếp tục mở rộng sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường xuất khẩu.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng Đoàn công tác tìm hiểu tình hình SX-KD của Công ty Cổ phần Sơn Thủy.
Các ngành, các địa phương phải xác định rõ lâm nghiệp là thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, cây keo lai bước đầu đã mang lại hiệu quả về KT-XH và góp phần thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế rừng của người dân, bảo vệ tốt rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, đặc dung trên địa bàn tỉnh. Theo đó, phải tiếp tục tổ chức tốt việc trồng cây, gây rừng. Phát triển rừng sản xuất đảm bảo theo quy hoạch, cung cấp giống cây trồng phải đảm bảo chất lượng và tuyên truyền, vận động để người dân thấy rõ hiệu quả kinh tế từ rừng gỗ lớn để duy trì, phát triển. Sở NN&PTNT nghiên cứu loại giống cây trồng mới, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao để từng bước thay thế cây keo lai, có giải pháp quản lý chặt chẽ người tiêu thụ lâm sản để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất. Đề xuất giải pháp để hướng tới sản xuất, chế biến gỗ theo công nghệ HDF đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Cục Thuế tỉnh, Chi cục Hải quan Hòa Bình tạo điều kiện cho Công ty phát triển để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho NSNN. Đồng thời, kịp thời cung cấp thông tin rộng rãi, kịp thời để định hướng sản xuất và đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp. Huyện ủy Kỳ Sơn quan tâm chỉ đạo hỗ trợ Công ty thành lập chi bộ Đảng và duy trì hiệu quả hoạt động cảu các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp.
Đức Phượng