Tổng
thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp
riêng tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2. (Ảnh:
AFP/TTXVN)
Theo
phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
Tiên tại Hà Nội kết thúc, giáo sư Georgi Toloraya, Giám đốc Trung tâm Chiến lược
Nga (Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) bày tỏ sự bất ngờ
khi hội nghị kết thúc mà không ra được tuyên bố chung.
Ông
nhấn mạnh hiện chưa thể rõ khúc mắc ở bên nào khi mà chỉ mới nghe Tổng thống Mỹ thông
báo rằng Bình Nhưỡng không chấp nhận tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân và
đây là nguyên nhân khiến hai bên không ký được tuyên bố chung. Giáo sư Toloraya
cho rằng cần phải nghe những tuyên bố của phía Triều Tiên.
Theo
ông, việc dỡ bỏ trừng phạt không phải yêu cầu tiên quyết của Triều Tiên, mà
Bình Nhưỡng muốn Mỹ thay đổi thái độ thù địch đối với đất nước mình. Do đó với
Bình Nhưỡng, khi lệnh trừng phạt còn được duy trì thì có nghĩa là thái độ thù địch
vẫn chưa được xóa bỏ.
Giáo
sư Toloraya cho rằng rất đáng tiếc cơ hội đã bị bỏ lỡ lần này nhưng vẫn còn hy
vọng về khả năng một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần
ba.
Giáo
sư nhấn mạnh tới việc hai bên đã không hề chỉ trích lẫn nhau, Tổng thống Trump
khá lạc quan về cơ hội gặp gỡ tiếp theo, cũng như thể hiện sự tôn trọng cá nhân
lãnh đạo Triều Tiên. Đàm phán cho dù không tiến triển nhưng quan trọng là không
để xảy ra căng thẳng, kéo theo các vụ thử hạt nhân và thử tên lửa mới.
Giáo
sư Toloraya cũng đánh giá cao công tác tổ chức của Việt Nam. Việt Nam đã thành
công nâng cao vai trò của mình trong khu vực như một bên có trách nhiệm, có thể
đảm đương các vai trò trong công việc quốc tế.
Ông
nhấn mạnh "Với kinh nghiệm của tôi tại các sự kiện lớn của quốc tế, Hà Nội
không cần phải thất vọng khi bỏ lỡ cơ hội đi vào lịch sử. Thực tế này xảy ra
khá thường xuyên trên thế giới. Các bạn đã làm rất tốt."
Chủ
tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu Grigory Trofimchuk.
Trong
khi đó, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu Grigory Trofimchuk cho
rằng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý
cao độ của toàn thế giới trong những ngày qua. Ở đây phải kể đến đóng góp của
Việt Nam đã tổ chức cuộc gặp với chất lượng cao.
Điều
đó nói lên uy tín ngày càng gia tăng của đất nước trong nền chính trị quốc tế,
khi Việt Nam tham dự vào những định hướng địa chính trị quan trọng, đóng góp
vào bảo đảm an ninh ở châu Á.
Việt
Nam đã được tin cậy để thế giới trao gửi những vấn đề quan trọng, như giải trừ
vũ khí hạt nhân, thực tế Việt Nam đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng
trong củng cố lòng tin trên thế giới./.
TheoVietnamplus