Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, UVBCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh.
Tiếp và làm việc với đoàn công tác có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng; lãnh đạo TP Hòa Bình...
Từ đầu năm đến nay, tinh tađã chủ động thực hiện đề án, kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu phát triển ngành, chương trình, dự án trên địa bàn; tham mưu thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất. 6 tháng đầu năm, hầu hết các chỉ tiêu phát triển ngành đều vượt hoặc tương đương cùng kỳ; giá trị sản xuất theo giá so sánh ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 4.382 tỷ đồng, vượt 4,2% so với cùng kỳ. Cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành thủy sản và lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản đảm bảo ATTP được triển khai đến các huyện, thành phố...
Tuy nhiên, tái cơ cấu ngành tại một số địa phương thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa thực sự rõ nét. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với thị trường đầu ra qua quá trình thực hiện còn bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là sản xuất công nghệ cao còn ít. Dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biễn phức tạp, khó kiểm soát đã ảnh hưởng đến chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 24/5, toàn tỉnh đã có 20 xã, phường của 4 huyện, thành phố xuất hiện bệnh DTLCP với tổng số lợn tiêu hủy 563 con.
Từ thực tế sản xuất, tỉnh đề nghị T.Ư chỉ đạo các tỉnh, thành phố hiện có bệnh DTLCP cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát người và phương tiện ra, vào vùng dịch để không lây lan sang các địa phương chưa có dịch và đã công bố hết dịch. Đưa tỉnh Hòa Bình vào vùng khống chế đối với các dịch bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, cúm gia cầm, vì trước đây tỉnh Hòa Bình mới chỉ đưa vào vùng đệm.
Đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các dự án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ 4.0 theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP; chính sách thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó tập trung liên kết sản xuất tạo thành vùng, liên vùng sản xuất nông sản chủ lực tập trung gắn với chế biến và xuất khẩu.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm rõ thêm một số thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đồng thời đề nghị Bộ NN&PTNT có định hướng chuyển một phần chăn nuôi lợn, gà do thời gian qua gặp nhiều dịch bệnh sang chăn nuôi đại gia súc. Bộ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sản xuất giống phục vụ nhu cầu của người chăn nuôi cũng như quan tâm đến cơ chế cho xuất khẩu, phấn đấu bỏ tập quán chăn thả trâu, bò để vừa chống lây lan dịch bệch, vừa tiến tới sản xuất công nghệ cao. Đề nghị Bộ giúp tỉnh xây dựng một số nhà máy chế biến gỗ, bởi tỉnh Hòa Bình có tiềm năng về rừng, rừng phát rất tốt, nếu có những nhà máy chế biến sẽ mở ra hướng đi mới cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, từ khi tỉnh Hòa Bình hoàn thiện các công trình trọng điểm và hoàn thiện một số thiết chế hạ tầng đối ngoại và nằm trong vùng Thủ đô thì tỉnh đã phát huy được lợi thế, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp có những bước đi bền vững, nhất là tỉnh đã có những vùng cây hàng hóa rất đáng kể cung cấp sản phẩm cho khu vực và cả nước.
Riêng về phát triển lĩnh vực đại gia súc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao và ghi nhận sự cố gắng, thành công của Công ty CP chăn nuôi T&T 159. Đồng chí cho rằng đây là mô hình đi trước một bước, mang tính hiện đại, đồng nhất. Trước hết ở tỉnh Hòa Bình cần tái cơ cấu ngay vào các con đại gia súc; coi đây là hạt nhân, từ đó phát triển thêm nhiều doanh nghiệp hạt nhân hơn nữa. Người nông dân cần tận dụng các phế phẩm từ cây mía, ngô, lúa để biến thành các sản phẩm cạnh tranh có điều kiện. Đề nghị tỉnh liên kết mạnh hơn trong chuỗi liên kết, đặc biệt là chuyển sinh kế cho người dân và cũng là một trong những hướng hạn chế rủi ro dịch bệnh trong chăn nuôi.
Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo tỉnh Thái Bình tiếp tục cử đoàn công tác đến Hòa Bình để nghiên cứu sâu hơn, học tập mô hình sản xuất của Công ty T&T. Đây sẽ là nền tảng, thông tin và là một trong những hướng mới giúp tỉnh Thái Bình phát triển chăn nuôi đại gia súc đi đôi với tái cơ cấu kinh tế nông thôn. Mong muốn 2 tỉnh có quyết tâm mới để tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công hơn nữa.
Các đồng chí UVBCH T.Ư Đảng: Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Bộ NN&PTNT thăm khu chăn nuôi bò thịt của Công ty CP chăn nuôi T&T 159.
(HBĐT) - Sáng 23/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng cho 3 đảng viên nguyên là lãnh đạo tỉnh. Tới dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.