Chiều 25-12, tại TP Hải Phòng, Hội nghị Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam lần thứ hai (khóa IX) khai mạc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; các đồng chí nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, T.Ư MTTQ Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, ngành T.Ư và TP Hải Phòng.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự Hội nghị Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam. Ảnh: TRỌNG ĐỨC (TTXVN)

Hội nghị Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam lần thứ hai (khóa IX) diễn ra nhằm xin ý kiến các thành viên góp ý vào dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Ủy ban T.Ư MTTQ và Ðoàn Chủ tịch khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024; Quy chế hoạt động của Ủy ban T.Ư, Ðoàn Chủ tịch, Ban Thường trực T.Ư Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa IX; tổng kết công tác Mặt trận năm 2019, đề ra Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2020.

Thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chúc mừng, ghi nhận, biểu dương những thành tích MTTQ Việt Nam đã đạt được trong năm qua.

Ðồng thời đề nghị Mặt trận các cấp lưu ý khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra tại hội nghị để có giải pháp hiệu quả cho việc hoàn thành các nhiệm vụ năm 2020. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, MTTQ các cấp cần tiếp tục quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XII, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật MTTQ Việt Nam để tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Ðại hội MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2019 - 2024; đồng thời bám sát thực tiễn đất nước để đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực cho năm 2020. Phát huy hơn nữa vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới, đa dạng hóa các phương thức vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong mỗi người dân, để thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, hướng tới mục tiêu đưa nước ta phát triển ngày càng bền vững, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. MTTQ các cấp cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò nòng cốt trong việc chủ trì, phối hợp các cấp chính quyền và các tổ chức thành viên triển khai sâu rộng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, sản xuất cũng như nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân; vận động toàn xã hội chung tay chăm lo, giúp đỡ người nghèo, đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, xây dựng nhà Ðại đoàn kết; đồng thời thực hiện tốt hơn nữa phong trào đền ơn đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công... Tăng cường vai trò tập hợp, lắng nghe, kịp thời phản ánh ý kiến, kiến nghị và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội mong muốn, MTTQ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung phù hợp, thiết thực, đi đôi với cải tiến phương pháp thực hiện. Tích cực đóng góp ý kiến xác đáng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, HÐND các cấp; chủ động tham gia sâu và tuyên truyền, vận động nhân dân góp ý kiến với Ðảng, Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, quản lý điều hành xã hội, đặc biệt là đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội đảng các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng; tham gia phản biện các dự án luật trình Quốc hội trong năm 2020; tham gia công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực... Ðoàn Chủ tịch T.Ư MTTQ Việt Nam cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong năm 2020.

* Sáng cùng ngày, tại TP Hải Phòng, diễn ra Hội nghị Ðoàn chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam lần thứ nhất (khóa IX) do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Ðảng, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chủ trì. Dự hội nghị có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư, các đồng chí nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, MTTQ, cùng đại diện các bộ, ngành T.Ư và TP Hải Phòng.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, năm 2019, tình hình khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, nhưng với nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân, đất nước chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực. MTTQ Việt Nam luôn bám sát sự lãnh đạo của Ðảng, chủ động, tích cực, bám sát thực tế, không né tránh những vấn đề mới, khó trong đời sống chính trị, xã hội; cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước, đổi mới, sáng tạo trong toàn dân; góp phần tích cực cùng Ðảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cả nước và mỗi địa phương, được Ðảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Năm 2020, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam xác định 10 công tác trọng tâm. Theo đó, đơn vị tập trung triển khai các hoạt động kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2020); nâng cao chất lượng tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân đến các cơ quan Ðảng, Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng Văn kiện Ðại hội Ðảng các cấp tiến tới Ðại hội toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng... Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Chương trình làm việc toàn khóa của Ủy ban T.Ư và Ðoàn Chủ tịch nhiệm kỳ 2019 - 2024; Quy chế hoạt động của Ủy ban T.Ư, Ðoàn Chủ tịch, Ban Thường trực khóa IX; dự thảo báo cáo tổng kết công tác Mặt trận năm 2019, đề ra Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2020 và tám báo cáo chuyên đề cụ thể...

* Sáng 25-12, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LÐ-TB và XH) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2020. Ðồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Ðức Ðam.

Năm 2019, thực hiện các nghị quyết của Trung ương, QH, Bộ LÐ-TB và XH đã ban hành Chương trình công tác với 16 chỉ tiêu cụ thể, 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện. Với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành đã đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, hoàn thành các chỉ tiêu QH giao với chất lượng được nâng lên rõ rệt.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ngành LÐ - TB và XH đã hoàn thành ba mục tiêu đột phá, mang dấu ấn của ngành. Ðó là xây dựng thể chế, đặc biệt là Bộ luật Lao động được xây dựng rất công phu đã được Quốc hội thông qua. Thứ hai là nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển thị trường lao động; ưu tiên giải quyết tồn đọng trong xác nhận, công nhận người có công với cách mạng và tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thứ ba là công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện, bước đầu đã tạo sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của mỗi người dân, các chính sách giảm nghèo hướng tới hỗ trợ sinh kế lâu dài, làm động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo, người nghèo được cải thiện hơn về điều kiện sống.

Chủ tịch QH đề nghị, trên cơ sở Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bộ LÐ-TB và XH tham mưu Chính phủ khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ tiếp tục nghiên cứu tham mưu và thực hiện công tác hoàn thiện thể chế, với trọng tâm là gấp rút xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Ðảng trong giai đoạn tới. Ðặc biệt lưu ý việc cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị T.Ư 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Ðây là những vấn đề rất lớn, liên quan nguồn lực của Nhà nước và tham gia của người lao động. Bên cạnh đó, sớm hoàn thành việc xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động để bảo đảm việc thực thi theo đúng thời gian hiệu lực thi hành...


                                                         Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục