Quán triệt tư tưởng, tấm gương dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An coi trọng tác phong công tác gần dân, hiểu dân, cùng chăm lo đời sống người dân. Dân vận khéo, tạo động lực cho Nghệ An thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.


Học Bác, công bộc

Công an xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) luôn gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số, giúp dân phát triển kinh tế.

Lãnh đạo có trọng tâm, giải pháp đồng bộ

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp ở Nghệ An thời gian qua tạo dấu ấn rõ nét trong tăng cường dân chủ, minh bạch, hướng về lợi ích người dân cả trong ban hành và triển khai, thực thi các chủ trương, chính sách.Theo đó, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện công khai để dân biết, dân bàn, quyết định và nhân dân giám sát: Các dự án, quy hoạch đất, khu, cụm công nghiệp, dân cư, mức giá bồi thường thu hồi đất của nhân dân, chủ trương vay vốn phát triển sản xuất, các quy định về thủ tục hành chính; công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình xây dựng nông thôn mới; phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách xã; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền xã trực tiếp thu đều, lấy ý kiến quần chúng, thông tin rộng rãi tới người dân...

Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Kha Thị Tím chia sẻ: Ở huyện Con Cuông, để triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo từ ngân sách nhà nước được thuận lợi, hiệu quả, các cấp chính quyền đã công khai, minh bạch những hộ gia đình đúng đối tượng, đủ các điều kiện để tham gia.

Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, đạo đức lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Quy định cấp ủy viên về dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư. Ðối với MTTQ, các đoàn thể, cấp ủy đều phân công đồng chí cấp ủy viên phụ trách công tác dân vận. Ở Nghệ An, chủ tịch UBND các cấp trực tiếp phụ trách công tác dân vận chính quyền. Các địa phương thành lập Ban Chỉ đạo công tác dân vận chính quyền, do chủ tịch UBND làm trưởng ban, thành viên là các ban, ngành liên quan. Ban Chỉ đạo tiến hành kiểm tra kết quả công tác dân vận của các huyện, xã, các sở, ban, ngành định kỳ và đột xuất.

Cán bộ trong hệ thống chính trị thực hiện chế độ dành một phần ba thời gian về cơ sở; khi đi có nội dung cụ thể, khi về có báo cáo kết quả cho lãnh đạo, tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm, làm nhiều, nói ít. Ðể nắm bắt kịp thời nguyện vọng của người dân, tỉnh Nghệ An có quy định thời gian người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn đối thoại với nhân dân, nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; quy định trách nhiệm giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở.

Nhằm thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn trọng điểm, tỉnh Nghệ An phân công 110 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh nhận giúp đỡ 110 xã nghèo ở miền tây, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An Ðoàn Hồng Vũ cho biết. Thông qua đó, các địa phương xây dựng được hàng trăm cánh đồng sản xuất lúa nước cho đồng bào dân tộc thiểu số; hệ thống chính trị tại các xã khó khăn đi vào hoạt động có hiệu quả hơn.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Nghệ An ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể; sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, đạt sự lan tỏa, đồng thuận hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương. Kết thúc năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 4%. Chương trình giảm nghèo các địa phương triển khai nhanh, đồng bộ đã làm cho bộ mặt nông thôn Nghệ An từ vùng núi, biên giới, vùng biển đều khởi sắc. Ðời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong toàn tỉnh được nâng lên.

Sâu sát với dân, giải quyết vấn đề từ cơ sở

Nhân tố quan trọng tạo hiệu quả công tác dân vận ở Nghệ An là đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu. Ðội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận cơ bản bảo đảm số lượng, chất lượng, từng bước được chuẩn hóa. Ban Dân vận cấp tỉnh, cấp huyện đều phân công đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy làm trưởng ban. Toàn bộ xã, phường, thị trấn trong tỉnh có Khối Dân vận; tất cả các thôn, xóm trong toàn tỉnh đều có tổ dân vận.

Xác định, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ là mục tiêu, động lực của công tác quần chúng,Tỉnh ủy Nghệ An yêu cầu, chỉ đạo cán bộ dân vận của hệ thống chính trị, nhất là những người trực tiếp làm công tác dân vận phải "Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm". Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ dân vận phải "Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh", đăng ký những việc làm vì dân. Trong quá trình đi cơ sở luôn quan sát cuộc sống của người dân, theo phương châm "Trăm nghe không bằng một thấy".

Từ đó, phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong toàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, là việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Sơn cho biết, hiện tất cả 21 huyện, thành phố, thị xã; 480 xã, phường, thị trấn, 7 đảng ủy trực thuộc và 57 các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đều thành lập Ban Chỉ đạo phong trào "Dân vận khéo". Ghi nhận tại TP Vinh, các huyện Nam Ðàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Tương Dương, Ðô Lương, Tân Kỳ... "dân vận khéo" đã thật sự tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị.

Từ 345 mô hình "Dân vận khéo" năm 2009, đến nay tỉnh Nghệ An đã xây dựng được 3.200 mô hình (lĩnh vực kinh tế có 1.642 mô hình; văn hóa - xã hội có 615 mô hình; an ninh, quốc phòng có 491 mô hình; xây dựng hệ thống chính trị có 452 mô hình). Nổi bật là phong trào "Dân vận khéo" trong xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh vận động nhân dân hiến được hơn 7,2 triệu mét vuông đất, đóng góp hàng triệu ngày công và hơn 5.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh có 226 trong tổng số 431 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có bốn xã thuộc huyện nghèo 30a, hai xã biên giới và 30 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số) và ba đơn vị cấp huyện là thị xã Thái Hòa, TP Vinh, huyện Nam Ðàn đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An nhìn nhận, huy động hệ thống chính trị toàn tỉnh cùng vào cuộc, chung sức giải quyết vấn đề từ cơ sở cho nên đã động viên các tầng lớp nhân dân đồng lòng, góp sức đưa kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2015 -2018 đạt 8,0% (cao hơn mức bình quân chung của cả nước). Ðời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh được cải thiện; văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; quốc phòng được tăng cường, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Ðảng.

                                                                    Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục