(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Cao Phong tập trung thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, trọng tâm là phát triển kết cấu hạ tầng, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn mới.


Trạm y tế xã Thu Phong (Cao Phong) được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. 

Để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, huyện tập trung thực hiện tốt cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng công vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu theo quy định. Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, huyện hiện có 9 xã, 1 thị trấn. 100% cơ quan, đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 9001:2015. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước được đẩy mạnh. Đến nay, 100% các cơ quan Nhà nước cấp huyện có kết nối internet băng thông rộng, được trang bị mạng LAN để trao đổi công việc; 100% các xã, thị trấn có trang thông tin điện tử và triển khai hệ thống phần mềm văn phòng điện tử; các dịch vụ công trực tuyến đang được cung cấp ở mức độ 1 và mức độ 2. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện, các xã, thị trấn được duy trì thường xuyên, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính, giảm thiểu khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. 

Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương, huyện đã thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm; tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị đều tăng. Công chức hành chính cấp huyện hiện có 10 thạc sỹ, chiếm 14,3%, trình độ đại học 56 người, chiếm 80%; tại đơn vị sự nghiệp có 54% viên chức trình độ đại học trở lên, 7% viên chức trình độ thạc sỹ. Công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng; làm tốt công tác thông tin, xúc tiến, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 55%, vượt 5% so với chỉ tiêu nghị quyết Đại hội, tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 24%. 

Để tạo sức bật trong phát triển KT-XH, giai đoạn 2015-2020, huyện tập trung nâng cấp, mở rộng đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn. Huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới giao thông liên xã, liên xóm đảm bảo kết nối trung tâm xã với các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện qua địa bàn. Đến nay, toàn huyện đã có 93,62 km đường xã, đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn; 90,11 km đường trục thôn, 74,97 km đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa; 28,65 km đường trục chính nội đồng đạt chuẩn. Nhà máy nước sạch Cao Phong đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho trên 2.200 hộ gia đình ở thị trấn Cao Phong và một số địa bàn lân cận. Hệ thống lưới điện được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của Nhân dân.

Cơ sở vật chất y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân, phục vụ tốt hơn việc giảng dạy, học tập; 100% phòng học được kiên cố. Mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng khắp, chất lượng đảm bảo, đến năm 2020, số thuê bao điện thoại đạt 85 thuê bao/100 dân, số thuê bao internet đạt 57 thuê bao/100 dân.

Những kết quả đạt được trong thực hiện 3 đột phá chiến lược đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được nâng lên, hạ tầng các xã được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, diện mạo nông thôn đổi mới. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người toàn huyện đạt trên 49 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 26,85%, đến năm 2019 giảm còn 12,53%; có 2 xã, 12 xóm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
 

V.H 

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục