(HBĐT) - Ngày 17/3, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban toàn quốc công tác PCPNN năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Đồng chí Phan Anh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam chủ trì. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức nhân dân T.Ư cùng 62 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.
Đồng chí Nguyễn Văn
Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu tại điểm cầu Hòa Bình.
Năm 2020 có 500 tổ chức PCPNN của 33 quốc gia hoạt động
tại Việt Nam. Giá trị giải ngân của các tổ chức phi chính phủ tài trợ 220 triệu
USD, giảm 15% so với năm 2019; tỷ lệ giải ngân trong năm qua đạt 71%. Viện trợ
PCPNN theo lĩnh vực bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lĩnh vực y tế đạt trên 51 triệu USD, phát triển KT-XH 43,5 triệu USD;
GD&ĐT đạt 30,9 triệu USD… Các tổ chức PCPNN phần lớn tập trung hợp tác
với chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập tại các bộ, ngành T.Ư.
Hai hoạt động nổi bật trong năm 2020 của các tổ chức PCPNN đó là hỗ trợ Việt
Nam trong phòng, chống dịch Covid-19 với 115 tổ chức hỗ trợ khoảng 6,5 triệu
USD; 45 tổ chức hỗ trợ 9 triệu USD dưới các hình thức khác nhau giúp Việt Nam
ứng phó kịp thời, cứu trợ người dân sau thiên tai bão lũ tại miền Trung.
Tại Hòa Bình, năm 2020, có 21 tổ chức PCPNN/cơ quan hợp tác quốc tế đang viện
trợ 53 chương trình dự án (trong đó 35 chương trình, dự án chuyển tiếp từ giai
đoạn trước, 18 chương trình, dự án mới phê duyệt, tiếp nhận trong năm 2020).
Tổng giá trị cam kết viện trợ 16,2 triệu USD. Giá trị cam kết các chương trình,
dự án mới trong năm 2020 trên 2,9 triệu USD, giá trị giải ngân năm 2020 trên 4,1
triệu USD. Căn cứ vào tình hình thực tế tỉnh Hòa Bình, dự kiến, kế hoạch
vận động viện trợ và quản lý hoạt động của các tổ chức PCPNN năm 2021 tiếp tục
công tác thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ vào tỉnh, trong đó tập trung
vào các ngành, lĩnh vực: Y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, phát triển
KT-XH… địa bàn ưu tiên vận động là các xã vùng sâu,xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số đời sống còn nhiều khó khăn. Giới thiệu chương trình vận động viện
trợ phi Chính phủ của tỉnh giai đoạn 2021-2025 đến các tổ chức phi Chính phủ,
các tổ chức quốc tế. Dành sự đầu tư cho công tác thông tin, tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, điều kiện môi trường đầu tư của tỉnh với
các đối tác, tổ chức PCPNN từ đó tạo đà để thu hút thêm các nguồn đầu tư, viện
trợ lớn, bền vững vào tỉnh.
Tại hội nghị, các địa phương, bộ, ngành đã trao đổi, thảo luận về tình hình
công tác PCPNNvới những đề xuất, kiến nghị như: Công tác phối hợp, công
tác chia sẻ thông tin, phương hướng hợp tác, vận động CPCNN trong tình hình
mới, cũng như có định hướng triển khai công tác tốt hơn trong thời gian tới.
Việt Lâm
(HBĐT) - Sáng 16/3, đoàn kiểm tra công tác bầu cử của Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBBC tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Ngày 16/3, đoàn kiểm tra công tác bầu cử số 4 do đồng chí Bùi Thị Minh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bầu cử tại huyện Lạc Sơn.
(HBĐT) - Ngày 16/3, đoàn kiểm tra công tác bầu cử số 7, Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tại huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Sáng 16/3, Ban Thường trực UB MTTQ huyện Kim Bôi đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tham dự có 13/13 đồng chí lãnh đạo các các tổ chức thành viên của UB MTTQ huyện và 4 đồng chí trong Ban Thường trực UB MTTQ huyện. Khách mời là lãnh đạo huyện và các đơn vị tham gia bầu cử.
(HBĐT) - Năm 2020, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh. Với việc thực hiện nghiêm túc nhóm giải pháp, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về PCTN; công khai, minh bạch hoạt động các cơ quan, tổ chức, đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xác định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể CT-XH trong công tác PCTN... đã góp phần quan trọng trong đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, củng cố niềm tin của Nhân dân.
Sau nhiều năm triển khai, Luật Thanh niên năm 2005 đã hoàn thành tốt vai trò hướng đến một lực lượng đặc thù, có vai trò then chốt trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên năm 2020 với hàng loạt sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm cụ thể hóa, phát huy tối đa nguồn lực thanh niên. Ðể Luật Thanh niên năm 2020 nhanh chóng đi vào cuộc sống, cần sự vào cuộc quyết liệt, cụ thể của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là lực lượng cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên.