Trong 32 văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, có 16 văn bản do Quốc hội ban hành, 12 văn bản do Chính phủ ban hành và 4 văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành.
Ảnh minh họa: Phiên họp thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 889/QĐ-TTg ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Danh mục có 16 văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, 12 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành và 4 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.
Trong đó, đối với Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung về mô hình tổ chức, mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, các chế định hợp đồng bảo hiểm, các quy định về phòng ngừa, gian lận bảo hiểm...; đồng thời, sửa đổi quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 1 Điều 22, Khoản 2 Điều 34 liên quan đến thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng bảo hiểm và bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan mang tính đặc thù để khắc phục khoảng trống của Luật.
Đối với Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi quy định tại Điều 4, Điều 22 và các quy định liên quan nhằm làm rõ hơn khái niệm "Dịch vụ pháp lý” và "Hành nghề luật sư”, xác định rõ chủ thể thực hiện là luật sư và người có đủ điều kiện thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật, để tránh hiểu nhầm là bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào cũng có thể thực hiện "dịch vụ pháp lý”, "hành nghề luật sư” mà không cần đáp ứng về tiêu chuẩn, điều kiện gì; sửa đổi, bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng cho phù hợp, thống nhất với quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng bỏ quy định tại Luật Luật sư và dẫn chiếu áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Đối với Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16-5-2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, bổ sung quy định về: Các hoạt động thương mại điện tử mới xuất hiện trên thực tế; quản lý thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài; xử lý vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng kém chất lượng trên môi trường điện tử.
Xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân thuộc nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, Luật Công nghệ thông tin…
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu căn cứ Danh mục, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua hoặc cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các năm tiếp theo đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã có trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, đề xuất đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022 và các năm tiếp theo.
Theo báo Nhân Dân
Khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, hai Bộ trưởng vui mừng trước đà phát triển tốt đẹp của quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua.
(HBĐT) - Bám sát chỉ đạo của T.Ư, BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB). Theo đó, các chi bộ đã thực sự phát huy vai trò là hạt nhân chính trị cơ sở, duy trì nền nếp sinh hoạt, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, đánh giá thực chất đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV)… Từ đó, góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị địa phương, cơ quan, đơn vị.
(HBĐT) - Chiều 7/6, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị hiệp thương thống nhất cơ cấu, thành phần, số lượng và dự kiến nhân sự tham gia Hội thẩm nhân dân (HTND) tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị có nhân sự dự kiến được giới thiệu. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 24/5/2021, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đã tiến hành kỳ họp tháng 5/2021. Tại kỳ họp, UBKT Đảng uỷ Khối đã xem xét, kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cùng với xem xét, quyết định thi hành kỷ luật đối với đồng chí Bùi Văn Dịp, Bí thư chi bộ Thư viện tỉnh, thuộc Đảng bộ Sở VH-TT&DL…
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Hòa Bình đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tới toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong cơ quan.
(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch cụ thể để tổ chức quán triệt và thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1/11/2011 của BCH T.Ư về những điều đảng viên không được làm trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị.