(HBĐT) - Đà Bắc là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh, địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi đồi, núi cao, mạng lưới sông, suối dày đặc, một số xã vùng cao như Nánh Nghê, Đồng Ruộng... cách trung tâm huyện khoảng 90 km. Đặc biệt, đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã làm tê liệt tỉnh lộ 433, nhiều địa bàn bị cô lập trong nhiều ngày. Trước thực tế đó, mặc dù ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn nhưng tháng 6/2018, Đà Bắc là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh tiên phong triển khai xây dựng hệ thống truyền hình hội nghị trực tuyến đến cấp xã. Đây được xem là bước đột phá góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền; góp phần cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử và nền hành chính hiện đại.

Bài 1 - Huyện khó khăn tiên phong đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành 

>> Bài 2 - Hiệu quả việc tổ chức thực hiện hội nghị trực tuyến đến xã 



UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị truyền hình trực tuyến đến các điểm cầu tại xã, thị trấn.

Quyết định đột phá, tiên phong của huyện khó khăn nhất tỉnh

Chúng tôi có mặt tại trụ sở làm việc xã Nánh Nghê vào 7h. Đây cũng là thời điểm cán bộ phụ trách công nghệ thông tin (CNTT) kiểm tra thiết bị máy móc phục vụ hội nghị trực tuyến. Sau khoảng 15 phút, hệ thống đã sẵn sàng kết nối với điểm cầu UBND huyện và các xã trên địa bàn. Tại điểm cầu xã Nánh Nghê tập trung đông đủ các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, các ngành, đoàn thể, bí thư chi bộ, trưởng thôn để được tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các cấp thông qua cầu truyền hình trực tuyến.

Đồng chí Đặng Minh Tấn, Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê cho biết: "Trước đây, mỗi lần dự họp tại trung tâm huyện tôi phải đi từ chiều hôm trước để kịp thời có mặt, tiếp thu đầy đủ các nội dung quan trọng về triển khai tại cơ sở. Mỗi chuyến công tác thường kéo dài 2 - 3 ngày do khoảng cách lên đến gần 100 km đường bộ, mà mỗi ngày chỉ có 1 chuyến xe khách đến xã. Chính vì vậy, việc tham gia các hội nghị, tập huấn tại huyện đối với cán bộ các xã vùng cao gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, tại thời điểm mưa lũ lịch sử năm 2017, tuyến tỉnh lộ 433 "độc đạo” bị đất, đá vùi lấp, ách tắc đến 11 ngày, tôi phải đi thuyền dọc theo sông Đà về trung tâm huyện tham gia hội nghị”.

Không chỉ riêng tại Nánh Nghê, đó là thực trạng chung đối với đội ngũ cán bộ các xã vùng cao của huyện trước khi có hoạt động họp trực tuyến. Với đặc thù là huyện địa bàn rộng, khoảng cách di chuyển từ cụm các xã vùng cao Mường Chiềng, Yên Hòa, Đồng Chum, Nánh Nghê khá xa. Do đó, để tham dự họp ở huyện, lãnh đạo một số xã phải mất nhiều thời gian đi lại, chi phí ăn, nghỉ cũng tăng theo. Ngoài ra, số lượng đại biểu tham dự hội nghị cũng hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chậm đến với người dân hơn.

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Nhìn nhận thực tế những đặc thù riêng tại địa phương, với mong muốn tạo bước đột phá hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt, kịp thời và hiệu quả, Huyện ủy đã quyết định chủ trương xây dựng đường truyền trực tuyến từ huyện đến các xã trong toàn huyện. Khi bắt tay vào triển khai, đội ngũ lãnh đạo huyện cũng xác định những khó khăn gặp phải trong bối cảnh là huyện nghèo, khó khăn của tỉnh, nguồn ngân sách hạn hẹp. Ngoài ra, huyện là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện hội nghị trực tuyến nên còn nhiều bỡ ngỡ, đội ngũ cán bộ tại cơ sở còn khá xa lạ khi ứng dụng CNTT trong hội nghị. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, ngày 26/6/2018, UBND huyện ban hành Quyết định số 1642/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình "Cầu truyền hình hội nghị trực tuyến từ huyện đến UBND các xã, thị trấn”.

Khẩn trương triển khai hoạt động hội nghị trực tuyến

Sau thời gian tích cực triển khai, đầu tháng 10/2018, hệ thống truyền hình trực tuyến tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được lắp đặt thiết bị 22 điểm cầu tại 21/21 xã, thị trấn. Với kinh phí 1,8 tỷ đồng, các điểm cầu được sử dụng phần mềm MEGA V - MEETING kết nối mạng internet, lắp đặt màn hình, thiết bị CPU hội nghị truyền hình, cài đặt phần mềm, camera, microphone, hệ thống đường truyền internet tốc độ cao… Toàn bộ hệ thống đều được lắp đặt đồng bộ, đảm bảo kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết để kết nối với các điểm cầu tại T.Ư và tỉnh, huyện. Đối với đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT được đơn vị cung cấp thiết bị đào tạo, tập huấn sử dụng thành thạo, đảm bảo việc kết nối truyền hình trực tuyến thông suốt, hiệu quả.

Đồng chí Hà Long Phức, cán bộ phụ trách CNTT xã Hiền Lương cho biết: "Khi bắt tay vào phối hợp cùng đơn vị cung cấp thiết bị lắp đặt thiết bị phục vụ hội nghị trực tuyến tại xã, tôi còn khá xa lạ với việc ứng dụng CNTT vào hội họp. Nhân viên đơn vị cung cấp thiết bị đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp "cầm tay chỉ việc”, giải đáp những thắc mắc để tháo gỡ khó khăn giúp tôi. Hiện nay, toàn bộ đội ngũ phụ trách CNTT tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tham gia nhóm trên mạng xã hội zalo để thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức các hội nghị trực tuyến".

Từ quý III/2019, huyện đã hoàn thành việc đầu tư, lắp đặt, đưa vào vận hành hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với công nghệ hiện đại, chất lượng hình ảnh đạt chuẩn HD. Theo đó, các hội nghị trực tuyến từ T.Ư đến cấp cơ sở, hội nghị mang tính chất tổng kết, quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết đều được huyện tổ chức theo hình thức trực tuyến đã phát huy hiệu quả, nhanh chóng đưa thông tin để cán bộ, đảng viên, Nhân dân kịp thời nắm bắt, tổ chức thực hiện. Kết quả đó trở thành dấu mốc quan trọng đánh dấu bước đột phá trong ứng dụng CNTT của huyện khó khăn nhất tỉnh.

(Còn nữa)

Đức Anh

Các tin khác


Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục