Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chương trình hoạt động tại Hoa Kỳ, ngày 23/9 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thông điệp gửi Hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc do Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chủ trì.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất một số giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trước bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh COVID-19 và cho biết, Việt Nam muốn trở thành trung tâm sáng tạo về lương thực, thực phẩm ở khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, lãnh đạo cấp cao các nước cùng Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hợp tác đa phương để chung tay thúc đẩy các giải pháp sáng tạo và thay đổi cách thức sản xuất, xử lý và tiêu thụ lương thực, thực phẩm để chuyển đổi các hệ thống lương thực theo hướng lành mạnh hơn, bền vững hơn và bình đẳng hơn, bảo vệ tốt hơn con người và hành tinh, không để ai bị bỏ lại phía sau, đóng góp tích cực vào việc thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của LHQ đến năm 2030.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, phối hợp giữa các quốc gia, các đối tác, nhân tố trong hệ thống lương thực, thực phẩm phải vì lợi ích của người dân. Tại Việt Nam, bảo đảm lương thực chính là nền tảng xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và là cơ hội để phát triển nông nghiệp Việt Nam minh bạch, trách nhiệm, bền vững.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề xuất một số giải pháp. Đầu tiên là chuyển đổi tăng trưởng nông nghiệp sang tích hợp đa giá trị bao gồm các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, cảnh quan môi trường; bảo đảm phát triển nền nông nghiệp xanh, phát thải thấp và thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn, bảo đảm cung ứng lương thực, giảm thất thoát và lãng phí trong lương thực; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với đó, Chủ tịch nước cho rằng, các quốc gia cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp, nông thôn.
Chủ tịch nước nêu rõ: Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông nghiệp vừa phục vụ sản xuất phát triển kinh tế nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của người nông dân, khuyến khích sự tham gia của khối tế tư nhân trong đầu tư có trách nhiệm, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhân rộng mô hình hợp tác công – tư hiệu quả; Xây dựng và cập nhật bản cân đối dinh dưỡng quốc gia làm cơ sở định hướng sản xuất, phân phối, tăng cường giáo dục truyền thông để tạo môi trường thực phẩm lành mạnh, thói quen ăn uống hợp lý, cân đối dinh dưỡng, xu thế tiêu dùng xanh, có trách nhiệm tránh thất thoát và lãng phí; Chuyển đổi số cần đi liền với đổi mới an sinh xã hội, thể chế, trong đó lấy người nông dân và người tiêu dùng là trung tâm; Việt Nam đã hình thành các mạng lưới đổi mới sáng tạo và sẵn sàng tham gia các khuôn khổ hợp tác của Liên hợp quốc và muốn phát triển thành một trung tâm sáng tạo về lương thực thực phẩm ở khu vực.
Để phát triển bền vững hệ thống lương thực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, dự báo, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro về thiên tai, dịch bệnh; Quản lý bền vững các nguồn tài nguyên đất nước, đa dạng sinh học và rừng; Quản lý nguồn nước xuyên biên giới, tài nguyên biển.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu thông điệp, cùng nhau hành động không gì là không thể, để các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của LHQ trở thành hiện thực.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Theo Công văn 191/CV-BCĐ, ngày 23/9/2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh yêu cầu lãnh đạo các huyện, thành phố tiếp tục kích hoạt các biện pháp PCD, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.
(HBĐT) - Huyện ủy Cao Phong tích cực chỉ đạo việc biên soạn cuốn sách "Huyện Cao phong 20 năm xây dựng và phát triển (2002 - 2022)” nhằm tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của huyện, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện. Đây là một ấn phẩm thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện (từ tháng 3/2002 - 3/2022).
(HBĐT) - Đình Lập, xóm Lập, xã Lập Chiệng - nay là xã Kim Lập (Kim Bôi) được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, năm 1948, được UBND tỉnh cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Phát huy tinh thần cách mạng của thế hệ cha anh đi trước, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Kim Lập tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, góp sức phát triển quê hương ngày một đẹp giàu.
(HBĐT) - Phát hiện 101 cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, trong đó đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách 63 đồng chí, cảnh cáo 22, cách chức 3 và khai trừ 13 đồng chí. Đó là minh chứng cụ thể cho thấy việc triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết (NQ) số 4 của BCH T.Ư khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ (NQ T.Ư 4) ở Đảng bộ huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Ngày 22/9, Hội LHPN huyện Lương Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Có 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 18 nghìn hội viên phụ nữ trong huyện dự đại hội.
Ngày 16/9/2021, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng.