(HBĐT) - Ngày 29/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 135/NQ-CP phê duyệt phương án phân bổ vốn năm tài khóa 2020 bổ sung dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Theo đó, Chính phủ thống nhất phương án phân bổ vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen cho 05 tỉnh: Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Trị, Kon Tum và Trà Vinh để thực hiện dự án với tổng số vốn là 82.788 triệu đồng như đề xuất của Ủy ban Dân tộc.
Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký báo cáo và trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu viện trợ của ngân sách trung ương năm 2021 đồng thời bổ sung dự toán chi bổ sung có mục tiêu cho các địa phương (nguồn đầu tư phát triển vốn viện trợ) và kế hoạch vốn đầu tư năm 2021 từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen để thực hiện Dự án Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giao Chính phủ phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư năm 2021 cho các địa phương để triển khai thực hiện theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đúng thời hạn quy định.
Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo và phương án phân bổ nguồn vốn viện trợ này; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, tiếp thu, giải trình với các cơ quan của Quốc hội theo quy định; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và nhà tài trợ tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, đánh giá tiến độ, hiệu quả thực hiện nguồn vốn tại các địa phương theo Thỏa thuận tài trợ đã ký giữa đại diện hai Chính phủ Việt Nam và Ailen và theo các quy định hiện hành.
P.V
(HBĐT) - Quyết định số 612/QĐ-UBDT có hiệu lực từ ngày 16/9/2021 và thay thế Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Từ thời điểm dựng nước Văn Lang mấy nghìn năm trước, dân tộc Việt đã cố kết lại cùng nhau lên rừng, xuống biển khai khẩn, định cư, khẳng định cương vực, chủ quyền và từ đó mà quốc gia phát triển vững bền. Các thế lực ngoại bang không ngừng xâm chiếm. Lịch sử giữ nước của dân tộc ta luôn luôn phải đối đầu với các thế lực hùng mạnh. Nhưng dù lâu hay mau, các đạo quân xâm lược đều bị đánh đuổi và bờ cõi được giữ gìn vẹn toàn.
(HBĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu trọng yếu thúc đẩy việc triển khai các dự án đảm bảo tiến độ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư (NĐT) vào địa bàn. Năm 2020, huyện Lạc Sơn đã bồi thường GPMB 6 công trình, 4 dự án đấu giá. Đặc biệt, đã hỗ trợ các NĐT thực hiện hoàn thành GPMB xong 3 dự án với diện tích thỏa thuận 120.694 m2, gồm Công ty may Hồ Gươm, Công ty điện tử Lạc Sơn, Công ty CP đầu tư và phát triển năng lượng Hòa Bình.
(HBĐT)- Dự hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo, định hướng quan trọng về công tác nội chính trong nhiệm kỳ mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020” tại tỉnh được tổ chức một cách đồng bộ, toàn diện. Chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư pháp, trọng tâm là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên rõ rệt. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp tăng cả về số lượng, chất lượng. Vai trò của các hoạt động bổ trợ tư pháp từng bước được khẳng định. Sự phối, kết hợp của các cấp, ngành, nhất là các cơ quan tư pháp trong thực thi nhiệm vụ ngày càng được tăng cường, phát huy hiệu quả, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH, thúc đẩy phát triển KT-XH.