(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình (TPHB) đang đổi thay mạnh mẽ, từng bước khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục..., là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Và tương lai không xa, TPHB sẽ là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội; là đô thị cửa ngõ, cầu nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.
Cơ sở hạ tầng KT-XH của TP Hòa Bình được đầu tư theo hướng hiện đại, hài hòa, có nền kiến trúc xanh.
Nói về sự phát triển của TPHB không thể không nói tới dấu mốc lịch sử mở rộng địa giới hành chính khi nhập, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số, số đơn vị hành chính (ĐVHC) huyện Kỳ Sơn vào thành phố thành 1 ĐVHC TPHB với diện tích tự nhiên 348,65 km2 (tăng 142% so với trước sáp nhập), có 12 phường, 7 xã. Việc mở rộng ranh giới này mang tính quyết định thay đổi vị thế của Hòa Bình trong tổng thể vùng cũng như tác động lớn đến bối cảnh phát triển KT-XH chung toàn khu vực. Cùng với mở rộng địa giới và TPHB nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển, thu hút đầu tư.
Hiện nay, KT-XH của thành phố chuyển dịch theo hướng tăng trưởng bền vững gắn bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các ngành CN-TTCN ngày càng phát triển với nhiều giải pháp được triển khai. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tập thể, trên địa bàn đã có hơn 50 HTX và gần 20 tổ hợp tác thu hút khoảng 1.000 lao động. Kinh tế tư nhân phát triển với hơn 2.000 DN và trên 7.000 hộ kinh doanh. Trong 2 năm 2020, 2021, khối DN, HTX đóng góp ngân sách trên 205 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 35.000 lao động.
Đặc biệt, điểm nhấn của TPHB là hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH được xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Trong đó phải nói tới hạ tầng giao thông đã được ưu tiên nguồn lực đầu tư, tạo diện mạo, động lực phát triển, như: Đường Hòa Lạc - TPHB; cầu Hòa Bình 2, 3; các tuyến đường: Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình, tỉnh lộ 435... Sắp tới nhiều công trình, dự án quan trọng sẽ được đầu tư như: Các cây cầu Hòa Bình 4, 5, 6; tuyến giao thông liên kết vùng Mông Hóa - Kim Bôi, Hòa Bình - Độc Lập - Kim Bôi..., nhất là dự án đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng đẩy mạnh giao thương giữa TPHB với Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận, phục vụ thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH...
Song song với giao thông là hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) được chú trọng đầu tư. Hiện, thành phố có 6 K,CCN với tổng diện tích trên 620 ha, chiếm 1,8% tổng diện tích tự nhiên. Cơ bản các K,CCN đã có nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp hoạt động SX-KD, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Việc quan tâm đầu tư hạ tầng các K,CCN đã góp phần quan trọng để đón làn sóng đầu tư. Đến nay, TPHB đứng đầu cấp huyện về số dự án đầu tư với 195 dự án, trong đó gần 60 dự án trong K,CCN. Thành phố có tới 21/33 dự án nhà ở thương mại của cả tỉnh. Nhiều dự án khi hoàn thành sẽ tạo diện mạo, tầm vóc mới cho nơi đây như: khu đô thị (KĐT) mới Hòa Bình - Geleximco, KĐT mới Trung Minh A, Trung Minh B, KĐT Thống Nhất, Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc, Nhà ở xã hội tại phường Quỳnh Lâm...
Trên chặng đường đổi mới, TPHB cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021 như phép thử đối với sự phát triển. Song, như Chủ tịch UBND thành phố Bùi Quang Điệp chia sẻ: "Với truyền thống đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự nỗ lực vượt qua khó khăn của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, DN, TPHB đã thực hiện tốt "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển KT-XH, theo đó đã đạt và vượt 23/23 chỉ tiêu phát triển KT-XH đề ra trong năm 2021".
Sự phát triển của thành phố được ghi dấu bằng những con số ấn tượng: Năm 2021, thu NSNN ước thực hiện 723,505 tỷ đồng, tăng khoảng 35% chỉ tiêu giao; thu nhập bình quân đạt 75 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,97 %; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 78%... TPHB đang có những bước tiến mới để thực hiện mục tiêu trở thành đô thị văn minh, hiện đại, hài hòa và bền vững.
Hôm nay, đứng trên cầu Hòa Bình 2 vừa đưa vào sử dụng cuối năm 2021 để ngắm dòng sông êm đềm, lung linh ánh điện và nhìn không gian đô thị rộng mở đôi bờ sông Đà mà thêm tự hào về sức vóc thành phố.
Bình Giang
Tiếp tục chương trình làm việc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, chiều 30/12, Đoàn Chủ tịch Đại hội đã báo cáo về Đề án và phương án nhân sự Ban Chấp hành khóa XI.
(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở Nội vụ tổ chức tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh.
(HBĐT) - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy KT-XH, những năm qua, UBND thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) nghiêm túc thực hiện các văn bản của cấp trên về công tác CCHC, phân công cán bộ trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thường xuyên bám sát nội dung các nghị định, chỉ thị, quyết định, kế hoạch, hướng dẫn, đề án của các cấp, từ đó có hướng chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.
Ngày 23/5/2021 là một dấu mốc lịch sử khi hơn 80 nghìn khu vực bỏ phiếu trong cả nước đã trọng thể tổ chức lễ chào cờ và các thủ tục cần thiết, mở đầu cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
(HBĐT) - Sáng 28/12, Câu lạc bộ (CLB) Hưu trí tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1981 - 2021) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQ tỉnh và một số ban, sở, ngành tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025. Vượt qua nhiều thách thức, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu. Kết quả đạt được tạo thêm sức mạnh để toàn huyện tiếp tục vững bước trong giai đoạn phát triển mới.