(HBĐT) - Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2020; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017.


Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ.

Tham gia đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XHvà NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022, ĐBQH tỉnh Hoà Bình Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh cho rằng: Trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra đã tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ chỗ tiêm vaccine thấp, Việt Nam đã thực hiện tốt việc bao phủ vaccine và vượt lên là một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới. Điều này càng khẳng định thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, dù đất nước gặp nhiều khó khăn song công tác an sinh xã hội vẫn luôn được bảo đảm. Đảng, Nhà nước đã kịp thời quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 như: Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19và Nghị quyết số 126/NQ-CP, ngày 8/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68.


Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội phát biểu thảo luận tại tổ.

Liên quan đến nội dung này, ĐBQH Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Trong 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, lao động còn thiếu nhưng kết quả đạt được cả về tăng trưởng và thu ngân sách đều đạt rất cao, với đà này thì năm nay có thể sẽ vượt dự toán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và người dân vẫn gặp nhiều khó khăn, Chính phủ cần có chính sách hoặc giải pháp để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp và người dân như giảm thuế suất các loại thuế. Theo đại biểu, đây là thời điểm rất tốt cho việc triển khai chính sách tài khóa, hỗ trợ chính sách tiền tệ. Trong trường hợp lạm phát tăng cao, chúng ta sẽ miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp và người dân, điều này sẽ tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn.

Đồng quan điểm về vấn đề trên, ĐBQH Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh: Tình trạng người lao động thiếu và mất việc làm đang gia tăng sau đại dịch Covid-19, trong đó có một bộ phận người dân đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng điều kiện kinh tế còn hạn chế. Do vậy, rất mong Chính phủ sẽ có nhiều giải pháp giúp người dân trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ; có những gói hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề. Bởi thực tế đối với những nơi điều kiện còn khó khăn, người lao động sau khi không tham gia ở các khu công nghiệp trở về địa phương, họ rất mong muốn được tiếp cận những nguồn vốn hỗ trợ cũng như chương trình đào tạo nghề,để họ tiếp tục có được công việc ổn định.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh phát biểu tại tổ.

Tham gia ý kiến về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị: Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 về việc phân bổ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện 3 chương trình MTQG, Chính phủ cần sớm chỉ đạo ban hành các hướng dẫn để triển khai thực hiện, tạo sự thống nhất ngay từ giai đoạn đầu triển khai, tránh trường hợp mỗi nơi thực hiện một kiểu, gây khó khăn cho việc thực hiện, nhất là ở dưới cơ sở. Cả 3 chương trình MTQG này được người dân rất quan tâm, mong chờ, đặc biệt là những tỉnh có điều kiện kinh tế còn khó khăn như Hòa Bình. Bởi, theo đánh giá và chuẩn nghèo đa chiều hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo có xu hướng gia tăng. Nếu chúng ta không có giải pháp căn cơ, đồng bộ và không có chiến lược thống nhất từ Trung ương đến địa phương thì sẽ rất khó. Vì vậy rất mong Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để công tác triển khai được thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà cũng cho rằng, mặc dù đã có chủ trương đầu tư của năm 2020, 2021 cho 2 chương trình mà đến sau hơn 1 năm mới phân bổ được kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch 2022. Do vậy, đại biểu đề nghị cần có giải pháp triển khai sớm các chương trình MTQG, bảo đảm đến được người dân trong thời gian sớm nhất.

Mặt khác,qua công tác thực tế nắm tình hình của cử tri và Nhân dân cho thấy, thời gian qua, thị trường tài chính, bất động sản đang có sự thay đổi khó lường, nhiều nơi giá đất tăng vọt, trong đó có cả Hòa Bình. Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho rằng, việc giá đất tăng cao như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút đầu tư. Chính vì vậy, thời gian tới,mong rằng Chính phủ sẽ phân tích,đánh giá thật kĩ những nội dung này để có những giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế phát triển, phục hồi một cách bền vững.

Theo chương trình, buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). 


Ngô Hường (Văn Phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh) - P.V (TH)

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục