(HBĐT) - Đã hơn 1 năm nay, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) của xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã thành thông lệ khi đến cơ quan làm việc là chấm công bằng vân tay. Công việc này chỉ mất chừng 1 phút đầu giờ làm việc nhưng rất quan trọng. Thông tin, dữ liệu về việc chấm công được chuyển đến Phòng Nội vụ huyện. Đây là căn cứ đánh giá thi đua của từng đơn vị, từng cán bộ.


Cán bộ xã Lâm Sơn (Lương Sơn) chấm công bằng vân tay khi đến cơ quan làm việc.

Đồng chí Bùi Anh Quý, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn cho biết: Qua công tác chấm công bằng vân tay chúng tôi quản lý CB, CC hưởng lương chặt chẽ, thuận tiện hơn. Đây là phương pháp đánh giá mức độ chuyên cần, xử lý công việc của từng người. Trong những năm gần đây, cán bộ ở cấp xã công việc chuyên môn nhiều, việc đưa máy chấm công bằng vân tay giúp cho công tác quản lý cán bộ được thuận lợi hơn, tránh được làm việc riêng, tạo thói quen làm việc khoa học, hiệu suất lao động cao. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc đánh giá công chức cuối năm. Qua thực hiện, CB, CC, VC chấp hành tốt việc chấm công bằng vân tay (hoặc nhận diện khuôn mặt) theo đúng thời gian quy định, dần đi vào nền nếp, ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

Từ ngày 1/3/2021, UBND huyện Lương Sơn đưa vào sử dụng thẻ CB, CC, VC điện tử với hình thức chấm công bằng vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt. Theo đó, mỗi CB, CC, người lao động của huyện, xã được cấp thẻ có mã vạch tích hợp thông tin cá nhân, văn bằng chứng chỉ, đơn vị công tác, hệ số lương…, đồng thời đăng ký dấu vân tay, khuôn mặt để chấm công và ra, vào cơ quan, đơn vị. Mỗi người phải thực hiện điểm danh 2 lần/buổi, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần vào thời gian đầu giờ và hết buổi làm việc theo quy định. Để thực hiện, Phòng Nội vụ huyện đã phối hợp VNPT huyện triển khai lưu trữ dữ liệu với công nghệ điện toán đám mây, trang bị thiết bị phục vụ hệ thống và đường truyền internet phục vụ CB, CC, VC tại các đơn vị. Hệ thống còn giúp các đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả, giảm chi phí, thời gian, công sức, thuận tiện trong việc tra cứu tìm kiếm hồ sơ chính xác, nhanh chóng, tránh được những sai sót.

Đồng chí Lê Cảnh Hiếu, Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện cho biết: Đến nay, máy chấm công đã được đưa vào sử dụng ở hầu hết các phòng, ban của huyện. Cán bộ đều sử dụng thẻ điện tử có in mã vạch và các thông tin theo quy định cho CB, CC, VC trong huyện. Qua thẻ này trích xuất, kê khai, bổ sung thông tin, lý lịch... hàng năm của CB, CC, VC hoàn toàn bằng điện tử; sử dụng sơ yếu lý lịch điện tử thay thế sơ yếu lý lịch giấy, giảm thiểu việc kê khai hồ sơ, sơ yếu lý lịch khi thực hiện quy trình tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, chuyển đổi vị trí công tác, đề bạt, bổ nhiệm... Từng bước số hóa thông tin dữ liệu để thay thế hồ sơ giấy truyền thống; thực hiện việc cấp biên chế công chức, số người làm việc và hợp đồng lao động trong các cơ quan Nhà nước qua hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu nhằm tạo lập, cập nhật, khai thác, quản lý toàn diện thông tin của CB, CC, VC trên địa bàn huyện, từng bước hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.


Việt Lâm

Các tin khác


Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh lần thứ 11, khoá XV

Chiều 3/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 11, khoá XV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 (kỳ họp bất thường). Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy

Ngày 3/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn có đại diện Sở GD&ĐT, Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở TN&MT), các phòng, ban chức năng của huyện Lạc Thủy. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục