Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát chặt chẽ diện tích đất rừng bảo đảm tối ưu diện tích đất cần chuyển đổi để xây cao tốc.
Quang cảnh phiên họp
Sáng 11/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Trước đó, trình bày báo cáo theo ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình bày báo cáo cho biết, để có cơ sở quyết định Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và triển khai các bước tiếp theo, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án, với nội dung chủ yếu như sau:
Diện tích rừng: 1.054,63 ha, bao gồm: 111,84 ha rừng phòng hộ, 4,45 ha rừng đặc dụng, 802,91 ha rừng sản xuất, 135,43 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng.
Diện tích đất lâm nghiệp: 1.863,94 ha, bao gồm: đất rừng phòng hộ 138,10 ha, đất rừng đặc dụng 4,61 ha, đất rừng sản xuất 1.721,23 ha.
Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên: 1.537,23 ha.
Theo tờ trình của Chính phủ, phạm vi của Dự án đi qua 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Trước đó, Nghị quyết số 44/2022/QH15 đã xác định nhu cầu sơ bộ sử dụng đất của Dự án khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 1.532 ha, đất rừng phòng hộ khoảng 110 ha, đất rừng sản xuất khoảng 1.436 ha; giao Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương trước khi quyết định đầu tư dự án.
Như vậy, nhu cầu sử dụng đất tổng hợp từ các địa phương và sau khi thẩm định có sự chênh lệch so với sơ bộ diện tích chiếm dụng nêu tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội, cụ thể như sau:
- Diện tích đất lâm nghiệp tăng so với diện tích đất rừng tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 là 317,94 ha (gồm đất rừng phòng hộ tăng là 28,10 ha, đất rừng sản xuất là 285,23 ha và đất rừng đặc dụng tăng là 4,61 ha).
- Diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên tăng so với diện tích đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 là 5,23 ha.
Liên quan đến sự chênh lệch này, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân sự chênh lệch số liệu về chiếm dụng diện tích rừng, đất rừng và đất lúa giữa bước chủ trương đầu tư đã được Quốc hội thông qua và Tờ trình số 248 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án.
Ủy ban Kinh tế nhận thấy, trong bước nghiên cứu tiền khả thi, hướng tuyến chủ yếu được xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000, do đó số liệu được tính toán mang tính tương đối.
Tại bước lập hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất trồng lúa, việc xác định diện tích chiếm dụng, phân loại rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên được xác định trên nền bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất với tỷ lệ 1/2.000, nên đã phân định khá chi tiết, chính xác hơn về các loại rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất), về đất rừng, đất trồng lúa và được cắm mốc tại thực địa, thống nhất với địa phương, các cơ quan liên quan, đây là nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch số liệu giữa Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị làm rõ tác động của việc thay đổi diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên đối với tổng mức đầu tư Dự án và phương án phát triển đất, trồng rừng, trồng lúa thay thế đối với phần diện tích cần chuyển đổi cho Dự án theo quy định pháp luật.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất nguyên tắc cho phép chuyển đổi diện tích tăng thêm so với diện tích chuyển đổi theo Nghị quyết 44 và đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ. Việc chuyển đổi phát sinh khi xây dựng đường cao tốc phải thực hiện theo đúng pháp luật và báo cáo Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát chặt chẽ diện tích đất rừng và diện tích đất trồng lúa hai vụ cần chuyển đổi, bảo đảm tối ưu diện tích đất cần chuyển đổi để thực hiện Dự án, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu này và khẩn trương trồng rừng thay thế, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý đối với diện tích đất trồng lúa nước hai vụ theo đúng quy định pháp luật.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh có dự án khẩn trương hoàn thiện hồ sơ lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện làm căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; triển khai thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định pháp luật.
Theo VTV.VN
Cựu Thủ tướng Abe Shinzo là người có đóng góp to lớn vào việc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực và quốc tế.
(HBĐT) - Từ việc nghiêm túc triển khai các nghị quyết của cấp uỷ cấp trên, phù hợp điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với kiểm tra, đôn đốc, huyện Yên Thuỷ đã tạo được chuyển biến toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
(HBĐT)- Cờ thi đua của Chính phủ vừa trao tặng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHCVTTXH), Công an tỉnh là thành tích đặc biệt xuất sắc mà Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận những thành tích nổi bật của lực lượng Cảnh sát QLHCV TTXH nói chung, Phòng Cảnh sát QLHCVTTXH nói riêng trong thực hiện thắng lợi Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) và Dự án sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân (CCCD).
(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ và sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân, kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng ước đạt 5,13%; một số nhiệm vụ trọng tâm như: thu ngân sách Nhà nước, tiến độ giải ngân, thu hút doanh nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, hoạt động xuất khẩu... các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục đạt kết quả khả quan.
(HBĐT) - Sáng 8/7, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT - NS), HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra các dự thảo Nghị quyết (NQ) trình tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban KT - NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 8/7, tại TP Hòa Bình, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tập huấn nghiệp vụ về tuyên truyền miệng (TTM) và dư luận xã hội (DLXH). Dự tập huấn có 170 báo cáo viên, cộng tác viên DLXH cấp tỉnh, cấp huyện.