Sáng 29/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc làm việc với Ủy ban Pháp luật, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng.


Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Nội dung làm việc là về việc tiếp thu, giải trình và kiến nghị, đề xuất các nội dung liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTQH13 ngày 25/6/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị (Nghị quyết 1210) và Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (Nghị quyết 1211).

Tham dự có: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đại diện các bộ, ngành hữu quan…

Theo báo cáo, Chính phủ đề nghị sửa đổi 4/15 điều, bổ sung mới một điều và bãi bỏ một điều đối với Nghị quyết 1210, trong đó tập trung bổ sung quy định về phân loại đô thị theo yếu tố vùng miền, sửa quy định về phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có yếu tố đặc thù. Chính phủ đồng thời đề nghị sửa đổi, bổ sung 10/32 điều, bổ sung 4 điều mới và bãi bỏ một điều của Nghị quyết 1211, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong trường hợp đặc thù.

Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, đặc biệt là đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù miền núi, vùng cao, biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, ở khu vực bãi ngang, bãi bồi ven biển, có giá trị đặc biệt về di sản văn hoá và du lịch… Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hoá, làm căn cứ cho công tác quy hoạch, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị…

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đầy đủ đối với dự thảo các Nghị quyết trên. Hai dự thảo Nghị quyết này tập trung gồm phân loại đơn vị hành chính và phân loại đô thị. Lưu ý việc sửa đổi, bổ sung cần căn cứ trên cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận, cơ sở  khoa học và kinh nghiệm quốc tế, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nội dung các nghị quyết cần có tính thống nhất quốc gia và có tính đến yếu tố đặc thù.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan đã nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hoá các chủ trương của Đảng và cụ thể hoá các quy định của pháp luật về tổ chức đơn vị hành chính và phát triển đô thị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các Nghị quyết, văn bản liên quan. Đây cũng là công tác kế thừa các quy định của Nghị quyết 1211, Nghị quyết 1210 đã được thực tiễn kiểm nghiệm là hợp lý, đúng đắn; chỉ sửa đổi những quy định không còn phù hợp, vướng mắc, bất cập; đồng thời bổ sung những vấn đề mới đã rõ qua quá trình tổng kết thực tiễn

Các nội dung sửa đổi, bổ sung trong hai nghị quyết cần được lý giải trên tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội là phải trên cơ sở lý luận khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là về tiêu chuẩn, tiêu chí.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đa số các ý kiến tán thành về sự cần thiết sửa đổi hai nghị quyết, thống nhất quan điểm sửa đổi đối với những nội dung, vấn đề đã chín, đã rõ. Lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến, nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, quan điểm là chỉ sửa một bước, chưa sửa toàn diện cũng như đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ giữa hai Nghị quyết này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung để thể chế hoá một bước các chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và qua tổng kết hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại hội nghị, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ báo cáo, để hoàn chỉnh dự thảo riêng biệt hai Nghị quyết trong tháng 8/2022 để Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra, sau đó trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 9/2022 xem xét, thông qua.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, trong hồ sơ, Ủy ban Pháp luật phải làm rõ sự cần thiết phải sửa đổi; trong sự cần thiết phải dựa trên căn cứ khoa học, cơ sở chính trị, pháp lý, yếu tố lịch sử, có trích dẫn Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đó là nguyên tắc đơn vị hành chính được tổ chức ổn định trên cơ sở các đơn vị hành chính hiện có.

Trên tinh thần đó, các nội dung sửa cần tập trung làm rõ quy định chung và quy định đặc thù. Quy định chung cơ bản là không sửa, còn về đặc thù có tiêu chí khác nhau (vùng, miền…), nói rõ thêm 5 nhóm tiêu chí, chủ yếu sửa về quy mô dân số, tỷ lệ dân số và diện tích tự nhiên để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chất lượng đô thị về cơ bản là tăng, có một số đô thị đặc thù nhưng về cơ bản đó là các khái niệm loại đô thị mới (đô thị du lịch, đô thị sinh thái, rừng núi…) nên cần tiêu chí phù hợp…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị trong sửa đổi cần bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa hai Nghị quyết.

Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Sơ kết công tác cải cách hành chính và phát động đợt thi đua đặc biệt

(HBĐT) - Ngày 28/7, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) và phát động đợt thi đua đặc biệt "150 ngày đêm cao điểm, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu KT-XH, AN-QP năm 2022".  

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình thăm và làm việc tại tỉnh Kumamoto, Nhật Bản; Dự Lễ ký kết chương trình phát triển năng lượng xanh

(HBĐT) - Ngày 27/7, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến hợp tác nhiều mặt tại Fukuoka và vùng Kyushu, Nhật Bản, đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo tỉnh Kumamoto. Cùng tham gia có đồng chí Vũ Bình, Tổng Lãnh sự nước CHXHCN Việt Nam tại Fukuoka. Đón tiếp và làm việc với đoàn có ông Takashi Kimura, Phó Thống đốc tỉnh Kumamoto, cộng sự và một số doanh nghiệp.

Quỹ Vì người nghèo - “Chất xúc tác” giúp người nghèo, cộng đồng nghèo vươn lên

(HBĐT) - Cuối tháng 7/2022, gia đình ông Bùi Văn Xương, xóm Búm 3, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) đón niềm vui lớn khi được ở trong ngôi nhà mái bằng mới. Càng ý nghĩa hơn khi ngày khánh thành, gia đình được đón các đồng chí lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Huyện ủy và cấp ủy, chính quyền xã đến chia vui, tặng quà. Ông Xương chia sẻ: Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, có con bị bệnh. Hoàn cảnh khó khăn nên phải sống trong căn nhà sàn cũ, mối mọt. Nếu không có nguồn hỗ trợ của Quỹ Vì người nghèo (QVNN) tỉnh 30 triệu đồng và ổ nhà, cộng đồng giúp đỡ, chưa biết đến bao giờ tôi mới dám xây nhà mới. Giờ đây, hơn 70 tuổi, giấc mơ an cư của tôi đã thành hiện thực; ngôi nhà trị giá đến vài trăm triệu đồng.

27 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022): Khẳng định vai trò, nâng tầm vị thế

Cách đây 27 năm, ngày 28/7/1995 đánh dấu mốc khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chủ tịch nước: Cơ hội tốt cho các nhà đầu tư APEC đến với Việt Nam

Sáng nay, 27/7, tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại phiên họp thứ ba Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC, gọi tắt là ABAC, với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện 17 nền kinh tế thành viên APEC.

Chủ tịch Quốc hội: Mong muốn Quảng Nam sẽ là hình mẫu về phát triển du lịch

Sáng 27/7, tại thành phố Tam Kỳ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục