(HBĐT) - "Thị xã nhỏ bé, bình lặng bên dòng sông Đà năm nào giờ đã mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại, đẹp trong lòng du khách. TP Hòa Bình thay đổi thật nhanh trong những năm gần đây, như được khoác áo mới vậy". Sau 5 năm mới trở lại Hòa Bình trong dịp tỉnh tổ chức lễ hội "Thanh âm xứ Mường", chị Lê Bích Vân (Thanh Xuân - Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng về sự đổi mới, phát triển. Cảm xúc của chị Vân và chắc chắn cũng là của nhiều người xa quê hay bạn bè lâu ngày trở lại thật đúng, bởi ngay cả nhiều người con thành phố cũng phải ghi nhận sự đổi thay này.


Dự án nhà ở thương mại trên địa bàn phường Quỳnh Lâm được xây dựng quy mô, kiến trúc hiện đại đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị thành phố Hòa Bình.

Sau khi nhập, điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số, số đơn vị hành chính huyện Kỳ Sơn, hiện TP Hòa Bình có tổng diện tích tự nhiên 348,65 km2 với 19 đơn vị hành chính cấp phường, xã. Việc mở rộng địa giới mang tính quyết định thay đổi vị thế của tỉnh Hòa Bình trong tổng thể vùng, tác động lớn đến bối cảnh phát triển KT-XH chung toàn khu vực, cũng như mang lại những tiềm năng và cơ hội phát triển cho TP Hòa Bình.

Để bắt nhịp sự phát triển, xây dựng thành phố xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, Thành ủy Hòa Bình đã đánh giá tổng thể việc mở rộng địa giới hành chính, trên cơ sở đó chỉ đạo UBND thành phố phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện lập Quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình; lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đối với những khu vực phát triển... Đồng thời, BCH Đảng bộ thành phố đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo động lực phát triển KT-XH, phát triển đô thị như: Nghị quyết số 03-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý đô thị, quản lý đất đai; Nghị quyết số 04-NQ/TH.U, ngày 20/4/2021 về xây dựng TP Hòa Bình theo các tiêu chí đô thị loại II, hoàn thành trước năm 2025; Nghị quyết số 06-NQ/TH.U, ngày 21/6/ 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021 - 2025... Thành ủy cũng chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế ban đêm TP Hòa Bình thí điểm tại phường Phương Lâm, phường Đồng Tiến; xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2025.

Với chủ trương: Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH; xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị loại II trước năm 2025, những năm qua, TP Hòa Bình đã tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là hạ tầng về giao thông, khu, cụm công nghiệp để thuận lợi thu hút đầu tư. Cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn. Hiện, TP Hòa Bình có số lượng doanh nghiệp khá lớn, đặc biệt là số dự án đầu tư nhiều nhất tỉnh.

Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn thành phố có trên 990 doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đầu tư trên địa bàn là 2.455 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 13.630 lao động. Cũng tính đến thời gian này, TP Hòa Bình có 204 dự án đầu tư, bao gồm 118 dự án ngoài khu, cụm công nghiệp, 58 dự án trong khu, cụm công nghiệp và 28 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Nhiều dự án thương mại nhà ở tầm cỡ được đầu tư xây dựng với kiến trúc hiện đại đã tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị.

Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố có lúc, có nơi gặp những khó khăn, trở ngại. Song không thể phủ nhận, khi số lượng dự án phải giải phóng mặt bằng lớn cũng đồng nghĩa với việc KT-XH của thành phố có sự chuyển động mạnh, đây cũng là một trong những thước đo của sự phát triển. Đơn cử trong 6 tháng đầu năm 2022, TP Hòa Bình tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng 72 dự án; trong đó có các công trình, dự án lớn, trọng điểm của tỉnh và thành phố, như: Dự án đường giao thông 445 đi Hải Cao, đường 435, đường nối từ xã Độc Lập đi phường Dân Chủ; đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đi phường Dân Chủ kết nối với QL6... Hay khu công nghiệp Yên Quang và các cụm công nghiệp Tiên Tiến, Chăm Mát - Dân Chủ; Khu đô thị Trung Minh A; Khu đô thị mới Geleximco; cùng nhiều dự án nhà ở thương mại khác...

Nói tới sự phát triển của TP Hòa Bình không thể bỏ qua các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển, vừa tạo dấu ấn cho bộ mặt đô thị. Đó là trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm; các trung tâm thương mại, siêu thị luôn sôi động; là công trình cầu Hòa Bình 2, 3; đường Chi Lăng kết nối QL6, các đường Hòa Bình, Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ... Việc ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông đã khẳng định đúng vai trò "giao thông đi trước mở đường".

Thành quả ghi nhận sự phát triển của TP Hòa Bình chính là tỷ lệ đô thị hóa ngày một tăng, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 75 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,97%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 78%... TP Hòa Bình dần khẳng định là vùng động lực kinh tế năng động, giàu bản sắc.

Thu Hiền

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục