Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng.
Để tìm hiểu thêm ý nghĩa của việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền lần này cũng như những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ này, phóng viên VTV đã có cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ảnh: Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc
PV: Xin cám ơn Bộ trưởng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam. Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa của việc Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này?
Ông Bùi Thanh Sơn: Việc Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng góp phần quan trọng khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển đất nước. Việc trúng cử Hội đồng Nhân quyền không chỉ minh chứng cho nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, mà còn khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới. Đây sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.
PV: Xin ông cho biết trọng tâm ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới?
Ông Bùi Thanh Sơn: Chúng ta sẽ cùng các nước thành viên thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực như quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Với sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ trong cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cùng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội đồng Nhân quyền, chung tay với cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, mọi người dân và mọi quốc gia, dân tộc đều thụ hưởng thành quả phát triển và tiến bộ xã hội, không ai bị bỏ lại ở phía sau.
PV: Xin cám ơn Bộ trưởng!
Theo VTV.VN
(HBĐT) - HĐND tỉnh vừa ban hành Thông báo số 331/TB-HĐND về việc tổ chức Kỳ họp thứ 10 (Kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đinh Anh Tuấn
Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện uỷ, chủ tịch HĐND huyện Tân Lạc
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò và đóng góp tích cực của UNESCO trong ứng phó và giải quyết các vấn đề toàn cầu; đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn tham gia tích cực cùng các thành viên của UNESCO triển khai các hoạt động của UNESCO trên các lĩnh vực thẩm quyền.
(HBĐT) - Chiều 11/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh về thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) để giao đất có thu tiền SDĐ hoặc cho thuê đất, đấu giá tài sản công (TSC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2022 tổ chức giám sát trực tiếp với UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các sở, ngành, huyện, thành phố liên quan.
(HBĐT) - Từ thực tiễn cách mạng, Ðại hội XIII BCH T.Ư Ðảng đã khẳng định: "Thực hiện nghiêm các quy định của Ðảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Ðảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng.
Việt Nam xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) bởi kể từ khi chính thức trở thành thành viên LHQ vào tháng 9/1977, Việt Nam đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động của LHQ trong xây dựng hòa bình, phát triển và đảm bảo quyền con người, là thành viên tích cực trong các cuộc đàm phán nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của LHQ.