(HBĐT) - Bằng những việc làm thiết thực, không ngừng đổi mới, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh từng bước thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ (NQĐHPN) đề ra.


Hội LHPN huyện Tân Lạc và các đơn vị đồng hành trao chăn ấm cho người nghèo tại xã Suối Hoa.

Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Năm 2022 là năm đầu Hội LHPN các cấp trong tỉnh thực hiện NQĐHPN toàn quốc lần thứ XIII, NQĐHPN tỉnh lần thứ XVII với nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, Thường trực Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các ban chuyên môn tham mưu, căn cứ chỉ tiêu nghị quyết đề ra để xây dựng nội dung giao ước thi đua năm 2022, theo hướng giao cụ thể chỉ tiêu nghị quyết cho từng huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc phù hợp với đặc thù, tình hình thực tế hoạt động Hội ở từng địa phương, đơn vị.

Để đưa nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, ngay sau thành công của Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, BTV Hội LHPN tỉnh đã triển khai nghị quyết tới 100% cán bộ chuyên trách Hội các cấp. Bên cạnh đó, để triển khai sâu rộng, đồng bộ NQĐHPN toàn quốc lần thứ XIII, NQĐHPN tỉnh lần thứ XVII, Hội LHPN tỉnh chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền với hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, nội dung cụ thể hóa theo từng tháng, quý trong năm.

Đặc biệt, để đưa nghị quyết vào cuộc sống, ngay trong quý I/2022, Hội LHPN các cấp có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực như: Phát động các cấp Hội, hội viên, phụ nữ tham gia hưởng ứng trồng cây xanh "Phụ nữ vun trồng tương lai - vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” với tinh thần "Mỗi phụ nữ - một cây xanh”, chỉ đạo "Mỗi cơ sở Hội - một công trình trồng cây xanh”. Kết thúc đợt thi đua, toàn tỉnh đã trồng được 180.000 cây xanh; tổ chức 22 lớp tập huấn cho 660 học viên là cán bộ, hội viên nòng cốt về nâng cao năng lực truyền thông trong bảo vệ môi trường (BVMT); 4 cuộc truyền thông sân khấu hóa với chủ đề "Lan tỏa hành động đẹp, để môi trường xanh, sạch hơn”, 4 cuộc tư vấn trợ giúp pháp lý về BVMT; phát động cuộc thi khởi nghiệp từ rác với 6 ý tưởng đạt giải; xây dựng, bàn giao 4 công trình đường giao thông nông thôn và đổ bê tông 1 sân nhà văn hóa trị giá trên 1 tỷ đồng; thành lập 158 mô hình "Mỗi rác thải là một cây xanh”, "Chi hội phụ nữ phân loại và thu gom rác thải tái chế”...

Bên cạnh đó, các cấp Hội thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng người phụ nữ Hòa Bình thời đại mới” nhiệm kỳ 2021 - 2026, trong đó cụ thể hóa các tiêu chí phù hợp tình hình thực tế địa phương, gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc, nuôi dưỡng, truyền dạy cho con cháu về tiếng nói, chữ viết, điệu múa, bài hát của dân tộc, gìn giữ trang phục dân tộc truyền thống. Tiếp tục tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 với sự ủng hộ tại các địa phương tổng trị giá trên 426 triệu đồng. Trong đó, chương trình "Triệu phần quà san sẻ yêu thương”, "Mẹ đỡ đầu” kịp thời hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi do Covid-19; đến nay, các cấp Hội nhận đỡ đầu 188 trẻ mồ côi. Đối với cuộc vận động (CVĐ), phong trào thi đua điểm nhấn của Hội như CVĐ xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”, "5 có, 3 sạch”, trong năm đã giúp thêm 1.256 hộ đạt 8 tiêu chí CVĐ (đến nay toàn tỉnh có 146.059 hộ hoàn thành 8 tiêu chí). Thực hiện Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, các cấp Hội tổ chức 6 lớp tập huấn khởi sự kinh doanh, nghiệp vụ cho vay ủy thác Ngân hàng CSXH cho 206 chị là cán bộ Hội LHPN các cấp, tổ trưởng tổ vay vốn, các ý tưởng khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập 14 mô hình kinh tế tập thể; tổ chức trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu do phụ nữ làm chủ…

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu NQĐHPN toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục thực hiện tốt mọi nhiệm vụ công tác Hội vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; năng động, sáng tạo, phát triển mạnh mẽ, đồng bộ, vững chắc, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.

Hồng Duyên


Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục