(HBĐT) - Trở lại xã Thạch Yên, chúng tôi cảm nhận rõ sự phát triển ở xã vùng cao của huyện Cao Phong. Con đường gập ghềnh khó đi năm nào đã được thảm nhựa đến trung tâm xã và các xóm trên địa bàn. Dưới màn sương mờ của thời tiết vùng cao, người dân miệt mài trên cánh đồng lao động sản xuất. Cuộc sống, diện mạo của xã vùng cao Thạch Yên thay đổi từng ngày.


Gia đình anh Bùi Đức Chung, xóm Mới, xã Thạch Yên (Cao Phong) đầu tư phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Được cán bộ xã giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Đức Chung, xóm Mới. Trong ngôi nhà mái bằng khang trang, anh Chung chia sẻ: Gia đình tôi có 5 khẩu, thời kỳ đầu mới ra ở riêng hai vợ chồng gặp không ít khó khăn. Đến nay, cuộc sống đã khấm khá hơn. Được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do huyện, xã tổ chức, gia đình mạnh dạn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi tổng hợp. Với diện tích trên 1.000m2, gia đình cấy lúa đảm bảo cung cấp đủ lương thực. Để phát triển kinh tế, gia đình trồng trên 1 ha keo, 3.000 m2 mía trắng, nuôi 5 con trâu, trên 10 con lợn bản địa đã đem lại thu nhập ổn định.

Không chỉ gia đình anh Chung, trên địa bàn xã Thạch Yên, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh tế ngày càng phát triển. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm của xã được đầu tư, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. Đảng bộ, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: Trên cơ sở sáp nhập hai xã Yên Thượng, Yên Lập, xã Thạch Yên hôm nay đã có bước phát triển đáng ghi nhận. Trong cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm 90%. Toàn xã có diện tích trồng trọt 665 ha. Trong đó, diện tích cấy lúa cả năm 384,67 ha, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha, sản lượng đạt 1.923 tấn; diện tích trồng ngô 51 ha; sắn 30 ha; khoai, rau, đậu các loại 26 ha; mía 98 ha và cây ăn quả 50 ha. Tổng diện tích trồng rừng trong năm khoảng 70 ha, chủ yếu là cây keo, độ che phủ rừng đạt 50%. Trong năm 2022, để giúp người dân phát triển kinh tế rừng, xã đã hỗ trợ 134 triệu đồng mua giống keo cho 48 hộ nghèo, cận nghèo để trồng với diện tích 30,1 ha. Về chăn nuôi, xã duy trì tổng đàn trâu, bò, lợn trên 3.500 con; đàn gia cầm trên 18.300 con và 820 đàn ong. Tuy nhiên hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu theo mô hình hộ gia đình nhỏ, lẻ, chưa có các trang trại lớn. 

Đặc biệt, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thạch Yên đã đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Xã chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt việc góp công, hiến đất để xây dựng các công trình, dự án. Trong năm 2022, xã có 100 hộ hiến đất với 4.368 m2 để xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn. Đến nay, xã đạt được 15/19 tiêu chí nông thôn mới và đang tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án lồng ghép với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu về đích trong năm 2023.

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã vùng cao Thạch Yên đạt được kết quả tích cực. Năm 2022, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 20,9%; thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,33%; 100% người dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững.


Hương Lan

Các tin khác


Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục