(HBĐT) - Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) - mảnh đất ghi dấu những chiến công anh hùng của Nhân dân nơi đây. Với vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử, vùng đất này từng là nơi rèn binh luyện tướng của một số cuộc khởi nghĩa, xây dựng, củng cố lực lượng trong thời kỳ phong kiến lang đạo, hay các chiến dịch lịch sử trong phong trào đấu tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh. Trên mảnh đất anh hùng, cán bộ và Nhân dân xã Mông Hóa đã đồng thuận, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.


Năm 2021, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 100% tuyến đường liên xóm được bê tông hóa và có điện chiếu sáng.

Lịch sử ghi chép lại, xã Mông Hóa được xem là một trong những "nút thắt” trên con đường tiến lên đánh chiếm Hòa Bình, thành lập xứ Mường tự trị của thực dân Pháp. Chính nơi đây, với những trận đánh đồi Dụ, cầu Mè của quân và dân Mông Hóa trong chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952) đã phủ đầu, đập tan âm mưu xâm chiếm Hòa Bình của thực dân Pháp. Bằng vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng dân quân Mông Hóa đã có những trận đánh làm quân Pháp phải kinh hồn bạt vía. Như trận đánh ngày 2/12/1951 tại khu vực đồi Mè, lực lượng dân quân xã Mông Hóa cùng bộ đội địa phương phối hợp bộ đội chủ lực tiêu diệt 34 xe cơ giới. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, dân quân xóm Dụ phối hợp bộ đội chủ lực phục kích đánh địch trên đường 6, đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính Âu - Phi, phá hủy 10 xe quân sự. Trong trận đánh này, nổi lên là nữ chiến sỹ dân quân Nguyễn Thị Hạnh đã dũng cảm diệt hàng chục tên địch bằng một quả thủ pháo. Không chỉ vậy, Mông Hóa còn là nơi ghi dấu chiến công anh hùng của quân và dân địa phương trong chiến dịch Hòa Bình khi đánh tan đội hình rút chạy của giặc Pháp ở đồi Dụ, cầu Mè, tiêu diệt 1 tiểu đoàn giặc, phá hủy 34 xe quân sự.

Tiếp nối truyền thống anh hùng, quân và dân xã Mông Hóa cùng với Nhân dân các dân tộc trong tỉnh góp sức cùng cả nước đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc XHCN của giặc Mỹ, tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam. Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng quân và dân xã Mông Hóa vẫn kiên trì bám làng, bám ruộng để sản xuất, tham gia chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, Mông Hóa có 157 thanh niên tình nguyện lên đường đi chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều gia đình có tới 4 - 5 người con lên đường nhập ngũ. Kết thúc chiến tranh, 36 người con đã anh dũng hy sinh, 20 người gửi một phần xương máu tại chiến trường. Nhân dân đóng góp hàng chục tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường. Năm 1998, quân và dân xã Mông Hóa vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Trong công cuộc xây dựng, đổi mới hôm nay, tăng tốc để bắt kịp sự phát triển của các xã, phường trên địa bàn thành phố, Nhân dân xã Mông Hóa đã có được những kết quả rất đáng khích lệ trong phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP. Đồng chí Nguyễn Văn Phú, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, Nhân dân đã có nhiều nỗ lực phát triển KT-XH. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt trên 60 triệu đồng/năm. Năm 2021, xã Mông Hóa được công nhận đạt nông thôn mới nâng cao. Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào địa bàn, hoạt động ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đóng góp cho nguồn thu ngân sách của xã và thành phố. Trên địa bàn có 44 dự án đầu tư, trong đó, 24 dự án trong khu công nghiệp, 20 dự án ngoài khu công nghiệp. 3/4 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Hàng năm, tỷ lệ gia đình văn hoá đạt trên 92%, 13/13 xóm, phố giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt.

Dương Liễu

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục