(HBĐT) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14) có hiệu lực 01/7/2020. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13), có hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01-07-2020. Kể từ khi Luật có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời góp phần quan trọng vào bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các nội dung của Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, qua đó được mọi tổ chức, cá nhân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay có một số nội dung của 2 Luật trên cần phải sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với các quy định mới, cũng như trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới hiện nay.

Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị khóa XIII, Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị có liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp luật Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 76/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, theo đó Quốc hội đã đồng ý bổ sung thông tin "nơi sinh” vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam… Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo nhằm mục đích thúc đẩy phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân Việt Nam xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại ViệtNamlà cấp thiết trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, tình hình tội phạm trên lĩnh vực xuất nhập cảnh có nhiều diễn biến phức tạp mới, tình hình xuất nhập cảnh trái phép vẫn có chiều hướng gia tăng với mức độ tinh vi, thủ đoạn phức tạp hơn nên cần có quy định chặt chẽ để phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm tội phạm.

Từ các lý do nêu trên nên việc sửa đổi, bổ sung 2 Luật XNC của Công dân Việt Nam và của người nước ngoài là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi trong tình hình hiện nay. Việc sửa đổi luật để cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, cụ thể hóa các bước đểđơn giản hóa thủ tục hành chính, và là cơ sở để tiến tới thực hiện tiếp nhận thông tin và quản lý hoàn toàn trên môi trường điện tử; đồng thời tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Công dân Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý xuất nhập cảnh. Và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc ANQG và giữ gìn trật tự ATXH trong tình hình mới hiện nay.

Đối với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tập trung sửa đổi 2 nhóm nội dung:

+ Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Mục tiêu đạt được của nhóm chính sách này là nhằm mở rộng đối tượng áp dụng, tăng giá trị, thời hạn của thị thực điện tử; tăng thời hạn lưu trú đối với người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực. Trên cơ sở đó, thu hút người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, nhất là người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam để du lịch, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư… đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể là:

- Sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng cấp thị thực điện tử nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để Chính phủ có thể quyết định cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ nếu không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. (Hiện nay đang áp dụng cấp Thị thực điện tử cho công dân 80 nước).

-Sửa đổi quy định về nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần theo đề nghị của người nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam đến 3 tháng.

-Sửa đổi quy định về thời hạn đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày để góp phần thu hút nhiều hơn nữa người nước ngoài là công dân các nước được đơn phương miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam, tạo thuận lợi cho họ có nhiều lựa chọn: Nếu vào ngắn ngày thì nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực, dài ngày hơn (90 ngày) thì lựa chọn thị thực điện tử. (Hiện nay, chung ta đang đơn phương cấp thị thực điện tử cho 13 nước).

+ Hoàn thiện một số quy định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Mục tiêu của nhóm chính sách này nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, nhất là quản lý cư trú, tạo cơ sở cho công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng chính sách thông thoáng về xuất nhập cảnh của Việt Nam để vi phạm pháp luật. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu và giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú; người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình hộ chiếu và giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ sử dụng lao động là người nước ngoài, tổ chức chương trình du lịch hoặc cho người nước ngoài tạm trú qua đêm khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm phải thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

Đối với Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tập trung sửa đổi 6 nội dung, cụ thể là:

- Khoản 1 Điều 15 của Luật quy định "Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng". Theo quy định này thì người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nuớc phải trực tiếp thực hiện đề nghị cấp hộ chiếu tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; do vậy, để thực hiện việc cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân ở dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cần bổ sung quy định về hình thức, trình tự và thủ tục thực hiện đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông qua giao dịch điện tử.

- Tại điểm a khoản 2 Điều 28 của Luật quy định trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất, người bị mất hộ chiếu trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nơi thuận lợi, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. Như vậy, cũng cần nghiên cứu bổ sung quy định về hình thức, trình tự và thủ tục thực hiện trình báo mất hộ chiếu phổ thông qua giao dịch điện tử để đảm bảo cơ sở pháp lý để người dân dễ thực hiện.

- Tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ; lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh có thủ tục trình báo mất hộ chiếu phổ thông sẽ được phân cấp giải quyết từ cấp Cục Quản lý xuất nhập cảnh về Công an cấp tỉnh, từ Công an cấp tỉnh về Công an cấp huyện, từ Công an cấp huyện về Công an cấp xã. Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 28 của Luật cho phù hợp để phân cấp cho phù hợp. Thời gian qua nội dung này đã thực hiện ở công an các cấp từ công an cấp xã đến cấp tỉnh.

- Tại khoản 2 Điều 32 của Luật thì người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông trực tiếp nộp tờ khai và hộ chiếu tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Để tạo điều kiện thuận lợi công dân trong việc thực hiện đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu phổ thông qua giao dịch điện tử cần nghiên cứu, bổ sung quy định này vào Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Ngày 15/11/2022, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 76/2022/QH15, "đồng ý bổ sung thông tin "nơi sinh" vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam, đồng thời giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai thực hiện; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi khoản 3 Điều 6 của Luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn". Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo hướng bổ sung thông tin về nơi sinh là thông tin cơ bản trong giấy tờ xuất nhập cảnh là cần thiết.

- Thời gian qua, tình trạng công dân đề nghị cấp hộ chiếu khi đến hẹn nhận kết quả nhưng không đến nhận hộ chiếu dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác trả hộ chiếu cho công dân, cũng như việc quản lý hộ chiếu đã cấp. Do vậy, cần nghiên cứu bổ sung Điều 27 của Luật quy định rõ thời hạn về việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông đối với các trường hợp đã được cấp hộ chiếu mà không đến nhận kết quả để đảm bảo hiệu quả công tác cấp giấy tờ xuất nhập cảnh nói riêng, công tác quản lý xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam nói chung.

Có thể thấy rằng việc đề trình Quốc Hội thôi qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là hết sức cần thiết, là đòi hỏi của yêu cầu thực tiễn công tác quản lý hiện nay. Việc sửa đổi, bổ sung luật sẽ không làm phát sinh thêm chi phí cho các tổ chức và cá nhân, mà trái lại tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất nhập cảnh của công dân và người nước ngoài; góp phần thúc đẩy kinh tế văn hóa - xã hội phát triển. Đồng thời là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý xuất nhập cảnh và phù hợp với các quy định của điều luật quốc tế cũng như xu thế quan hệ ngoại giao giữa các nước trên thế giới trong hiện tại và tương lai.

Đậu Ngọc Bình

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Hòa Bình


Các tin khác


Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ

Ngày 25/3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ tổ chức Hội nghị lần thứ 30, khóa XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 kiểm điểm công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Đại tướng Phan Văn Giang làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Sáng 25/3, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục